TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học: 2020 - 2021 MÔN: VẬT LÝ 9 Thời gian: 120p |
Bài 1: (5 điểm)
Một người đi xe máy trên đoạn đường chiều dài s km. Trong 1/2 quãng đường đầu, người đó đi đoạn đường s1, với vận tốc v1=30km/h. Trên đoạn đường còn lại, người đó đi 1/2 quãng đường đầu với vận tốc v2=20km/h và trong 1/2 quãng đường cuối với vận tốc v3, Biết vận tốc trung bình trên quãng đường s là v=30km/h. Tính v3.
Bài 2: (6 điểm)
Ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau và không gây tác dụng hoá học với nhau. Nhiệt độ của ba bình lần lượt là t1=30oC, t2=10oC và t3=45oC.Nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12=15oC. Còn nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 3 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t13=35oC. Hỏi nếu đổ cả ba chất lỏng vào một bình thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt t123 là bao nhiêu? Xem như chỉ có ba chất lỏng đó trao đổi nhiệt với nhau.
Bài 3: (6 điểm) Cho mạch điện như hình.
Trong đó R1=R3=40Ω, R2=90Ω, UAB=350V.
a) Khi khoá K mở, cường độ dòng điện qua R4 là I4 = 2,25A. Tính R4.
b) Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R4 khi khoá K đóng.
Bài 4: (3 điểm)
Dòng điện chạy qua một vòng dây tại hai điểm A, B như hình. Dây dẫn là vòng dây đồng chất, tiết diện đều và có điện trở R= 32Ω. Góc AOB =α.
a) Tính điện trở tương đương của vòng dây khi mắc vào mạch tại A, B.
b) Biết điện trở tương đương của vòng dây là 6Ω. Tính góc α.
c) Tính α để điện trở tương đương là lớn nhất.
--------------------------------------------- HẾT ------------------------------------------
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Thời gian người đó đi quãng đường S1 là: t1= t/20
=> s1=15t (1)
Thời gian người đó đi quãng đường s là: t= s/30
=> s= 30t (2)
(1) và (2) => s1= s/2
s2=s3= s/4
Thời gian người đó đi quãng đường s2 là:
t2= s/80
Thời gian người đó đi quãng đường s3 là:
t3= s/4v
Tổng thời gian người đó đi trên hai đoạn s2 và s3 là: s/60
Vận tốc v3 là: v3=60km/h
Bài 2:
Gọi m1, m2, m3 và c1, c2, c3 lần lượt là khối lượng và nhiệt dung riêng của chất lỏng đựng trong ba bình 1, 2 và 3.
Ta có phương trình cân bằng nhiệt khi:
+ Đổ nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 2:
m1c1(30-15) = 2m2c2(15-10)
=> 15.m1c1=10m2c2
=> m2c2 = 1,5m1c1 (1)
+ Đổ nửa chất lỏng bình 1 sang bình 3:
m1c1(35-30) = 2m3c3(45-35)
=> 5.m1c1=20m3c3
=> m1c1=4m3c3 (2)
Từ (1) và (2) => m2c2 = 1,5m1c1 = 6m3c3
+ Đổ ba chất lỏng vào nhau :
m1c1(30-θ) + m2c2(10-θ) + m3c3(45-θ) = 0
=> 4(30-θ) + 6(10-θ) + (45-θ) = 0
=> θ = 225/11 ≈ 20,5oC
...
------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh năm học 2020 - 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.