Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 12 của tỉnh Quảng Trị có đáp án chi tiết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT

Môn thi: TOÁN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

 

Câu 1. (3,0 điểm) Cho hàm số \(y = {x^3} - 3m{x^2} + 3(2m + 3)x + 1.\)Tìm tất cả các giá trị của tham số để hàm số m nghịch biến trong khoảng \(\left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right).\)

Câu 2. (4,0 điểm)

1. Giải phương trình: \(19 + 3x + 2\sqrt { - 4{x^2} - 4x + 24} = 6\sqrt {2 - x} + 12\sqrt {3 + x} \;.\)

2. Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} {x^3} + {y^3} = 3{x^2} - 6x - 3y + 4\\ {x^2} + {y^2} - 4x - 2y - 8 + \sqrt {5x + 6} + \sqrt {4x - 3y + 14} = 0 \end{array} \right.\)

Câu 3. (2,0 điểm) Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn a + b + c = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

\(P = \frac{{{a^2}}}{{{{\left( {b + c} \right)}^2} + 5bc}} + \frac{{{b^2}}}{{{{\left( {c + a} \right)}^2} + 5ca}} - \frac{3}{4}{\left( {a + b} \right)^2}.\)

Câu 4. (2,0 điểm)  Bạn An vẽ lên giấy một đa giác lồi (H) có số cạnh nhiều hơn 4. Sau đó bạn An đếm các tam giác nhận đỉnh của đa giác làm đỉnh và nhận xét: số tam giác không có cạnh chung với (H) nhiều gấp 5 lần số tam giác có đúng một cạnh chung với (H). Hỏi bạn An vẽ đa giác lồi có bao nhiêu cạnh?

Câu 5. (6,0 điểm)

1. Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy) cho tam giác \(ABC\;\left( {AC > AB} \right).\) Gọi \(D\left( {2; - \frac{3}{2}} \right)\) là chân đường phân giác trong góc \(A,\;E\left( { - 1,0} \right)\) là một điểm thuộc đoạn AC thỏa mãn AB = AE. Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C biết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là \({x^2} + {y^2} + x - 2y - 30 = 0\) và A có hoành độ dương.

2. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại \(A,\;\widehat {ABC} = {60^0},\;BC = 2a.\) Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên BC. Biết SH vuông góc với mặt phẳng đáy và tạo với mặt phẳng (SBC) một góc 30o. Tính thể tích khối chóp S. ABC và tính khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAC) theo a.

Câu 6. (3,0 điểm) Cho dãy số \(({x_n})\) biết

\(\left\{ \begin{array}{l} {x_1} = a\\ {x_{n + 1}} = \frac{3}{4}x_n^2 - \frac{1}{8}x_n^3\quad (\forall n \in N,n \ge 1) \end{array} \right.\)

1. Với a = 3, chứng minh rằng dãy \(({x_n})\) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

2. Chứng minh rằng với mọi \(a \in {\rm{[ - 2}};6]\), dãy \(({x_n})\) có giới hạn hữu hạn.

--------- HẾT ---------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và máy tính cầm tay)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: TOÁN

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

(3,0đ)

 

Ta có \(y' = 3{x^2} - 6mx + 3(2m + 3)\)

Hàm số nghịch biến trong khoảng \(\left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right) \Leftrightarrow y' \le 0,\;\forall x \in \left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow 2m(x - 1) \ge {x^2} + 3 \Leftrightarrow m \le \frac{{{x^2} + 3}}{{2x - 2}},\;\forall x \in \left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right).\)

Xét hàm số \(f(x) = \frac{{{x^2} + 3}}{{2x - 2}}\) trên khoảng \(\left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)

Ta có \(f'(x) = \frac{{(x + 1)(2x - 6)}}{{{{\left( {2x - 2} \right)}^2}}} < 0,\;\forall x \in \left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)

Từ bảng biến thiên suy ra  \(m \le - \frac{{13}}{4}.\)

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(4,0đ)

1

(1,0đ)

Giải:  Điều kiện: \(- 3 \le x \le 2.\)

Phương trình đã cho tương đương với 

\(19 + 3x + 4\sqrt {\left( {2 - x} \right)\left( {3 + x} \right)} = 6\left( {\sqrt {2 - x} + 2\sqrt {3 + x} } \right)\;\)

Đặt \(t = \sqrt {2 - x} + 2\sqrt {3 + x} \) ta có \({t^2} = 14 + 3x + 4\sqrt {\left( {2 - x} \right)\left( {3 + x} \right)} \),

Phương trình trở thành: \({t^2} - 6t + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 1\\ t = 5 \end{array} \right.\)

Với t = 1 ta có \(\sqrt {2 - x} + 2\sqrt {3 + x} = 1 \Leftrightarrow 3x + 13 + 4\sqrt {\left( {2 - x} \right)\left( {3 + x} \right)} = 0\)

Phương trình vô nghiệm do \( - 3 \le x \le 2.\)

Với t = 5 ta có

\(\sqrt {2 - x} + 2\sqrt {3 + x} = 5 \Leftrightarrow 2 - x + 4\left( {3 + x} \right) + 4\sqrt {\left( {2 - x} \right)\left( {3 + x} \right)} = 25\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 4\sqrt { - {x^2} - x + 6} = 11 - 3x\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \le \frac{{11}}{3}\\ 16( - {x^2} - x + 6) = {\left( {11 - 3x} \right)^2} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \le \frac{{11}}{3}\\ 25{x^2} - 50x + 25 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 1\left( {tmk} \right) \end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm x = 1

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

2

(2,0đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

\(\left\{ \begin{array}{l} {x^3} + {y^3} = 3{x^2} - 6x - 3y + 4\;\left( 1 \right)\\ {x^2} + {y^2} - 4x - 2y - 8 + \sqrt {5x + 6} + \sqrt {4x - 3y + 14} = 0\;\left( 2 \right) \end{array} \right.\)

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} x \ge - \frac{6}{5}\\ 4x - 3y + 14 \ge 0 \end{array} \right.\)

\(\left( 1 \right) \Leftrightarrow {y^3} + 3y = {\left( {1 - x} \right)^3} + 3\left( {1 - x} \right)\;(3)\)

Xét hàm số \(f(t) = {t^3} + 3t,\;t \in R\) ta có \(f'(t) = 3{t^2} + 3 > 0\;\forall t \in R\), hàm số f đồng biến trên R nên từ (3) ta có y = 1 - x.

 Thế vào (2) ta có phương trình:

 \(2{x^2} - 4x - 9 + \sqrt {5x + 6} + \sqrt {7x + 11} = 0\;\left( 4 \right)\) (điều kiện \(x \ge - \frac{6}{5}\))

\( \Leftrightarrow 2{x^2} - 2x - 4 = \left( {x + 2 - \sqrt {5x + 6} } \right) + \left( {x + 3 - \sqrt {7x + 11} } \right)\)

\(\Leftrightarrow 2\left( {{x^2} - x - 2} \right) = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2} - \left( {5x + 6} \right)}}{{x + 2 + \sqrt {5x + 6} }} + \frac{{{{\left( {x + 3} \right)}^2} - \left( {7x + 11} \right)}}{{x + 3 + \sqrt {7x + 11} }}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2\left( {{x^2} - x - 2} \right) = \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x + 2 + \sqrt {5x + 6} }} + \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x + 3 + \sqrt {7x + 11} }}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} - x - 2 = 0\\ \frac{1}{{x + 2 + \sqrt {5x + 6} }} + \frac{1}{{x + 3 + \sqrt {7x + 11} }} = 2\left( * \right) \end{array} \right. \end{array}\)

Với \(x \ge - \frac{6}{5}\) ta có

\(\frac{1}{{x + 2 + \sqrt {5x + 6} }} + \frac{1}{{x + 3 + \sqrt {7x + 11} }} < \frac{1}{{ - \frac{6}{5} + 2}} + \frac{1}{{ - \frac{6}{5} + 3}} = \frac{{65}}{{36}} < 2\)

Do đó phương trình (*) vô nghiệm, phương trình (4) có hai nghiệm x =  - 1, x = 2.

Vậy hệ phương trình có hai nghiệm 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

------(Để xem đầy đủ đáp án của đề thi các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 12 của tỉnh Quảng Trị có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?