Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                                   ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QG

                                                                                                     NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                          MÔN: NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trích Trong lời mẹ hát -Trương Nam Hương)

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1. Những đối tượng nào được nhắc đến trong cả hai đoạn thơ?

Câu 2. Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai?

Câu 3. Làm rõ hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hoá được sử dụng trong câu thơ: “ Thời gian chạy qua tóc mẹ”.

Câu 4. Hãy chỉ ra một điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ mà anh/chị tâm đắc.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều mà những người con cần biết, cần làm để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Câu 2 (5,0 điểm)

Khi trả lời phỏng vấn về cảm hứng sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tâm sự rằng: “Tôi viết về cái đói để khẳng định sự thật này: những người đói khổ “dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng, tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”

(Theo Hương Giang, Nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt, Báo Văn nghệ số 19, ngày 8/5/1993, tr.5).

Anh/Chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt để làm rõ ý đồ sáng tác của tác giả.

 

.............HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Những đối tượng được nhắc đến trong cả hai đoạn thơ: người mẹ và con.

Câu 2. Nghệ thuật tương phản được thể hiện trong các câu thơ: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”.

Câu 3. Hiệu quả của phép nhân hoá được sử dụng trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ”:

  • Phép nhân hóa: “Thời gian chạy”
  • Hiệu quả: làm câu thơ sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh sự trôi qua nhanh chóng của thời gian, đồng nghĩa với dấu ấn tuổi tác (tuổi già) của mẹ; sự xót xa, lo lắng của người con hiếu thảo.

Câu 4. Một điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ về phương diện nội dung hoặc nghệ thuật; chẳng hạn: Cả hai đoạn thơ đều làm bật lên hình ảnh người mẹ với sự hi sinh thầm lặng và tình cảm yêu thương biết ơn của con với mẹ...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ); hình thức, nội dung của đoạn văn; HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích; có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: về điểu mà những người con cần biết, cần làm để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Sau đây là một gợi ý:

  • Để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, đầu tiên những người con cần nhận thức, thấu hiểu được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; sự hi sinh vất vả của cha mẹ;
  • Tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ cẩn được thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể: khi còn nhỏ: cố gắng tu dưỡng, học tập để hoàn thiện và phát triển bản thân; khi trưởng thành: chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật...

Đoạn văn tham khảo:

Vẫn còn rất nhiều điều mà những đứa con cần biết, cần làm để thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Khi ta còn bé, cha mẹ luôn theo sát, hướng dẫn, bảo ban ta từng tí. Khi ta đã lớn khôn hơn, họ vẫn luôn bên cạnh động viên, chăm sóc ta từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ đối với cha mẹ, ta vẫn luôn là đứa con bé dại cần được chở che. Những khi đã trưởng thành, có mấy đứa con nghĩ về điều đó với một sự ăn năn hay niềm xúc động trào dâng? Hẳn nhiều người trong chúng ta đã bình thản nhận sự chăm sóc đó như một lẽ thường tình, hay nghĩ là “nước mắt chảy xuôi”... Hiếu thảo với cha mẹ, bắt đầu từ việc nhận thức được công ơn to lớn của đấng sinh thành, để cảm hiểu hết những nhọc nhằn của cha mẹ vì con cái. Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của cha mẹ để thấu hiểu hết những lo toan, vất vả. Cũng đừng bao giờ khó chịu, bực bội khi cha mẹ la rầy vì có thể do họ quá vất vả, mà ta thì lại làm cho họ phải buồn lòng. Năm tháng rồi sẽ đi qua, cha mẹ sẽ già và cũng sẽ không ở bên ta suốt cuộc đời, lúc ấy ta có muốn tỏ lòng hiếu thảo cũng không còn cơ hội. Vậy nên, hãy bắt đầu thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ mình ngay từ bây giờ, có thể chỉ bằng một nụ cười, ánh mắt biết ơn...

(Nguyễn Thị Thu Trang, 12 CV1, THPT chuyên Lê Hông Phong, TP HCM)

Câu 2 (5,0 điểm)

I. Đặt vấn đề

Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt; nêu ý đồ sáng tác của tác giả; dẫn dắt vào nhân vật Tràng.

II. Giải quyết vấn đề

1. Câu chuyện nhặt vợ của Tràng được tác giả đặt trên nền một khung cảnh “tối sầm vì đói khát”:

Người chết đói “nằm còng queo bền vệ đường”, người đói từ các vùng “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”. Khắp nơi “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”...

2. Phải cảm nhận được cảnh đói khát cùng cực ấy mới thấy hết sự “liều lĩnh” trong hành động của Tràng:

  • Anh nông dân nghèo khổ không khỏi cảm thấy “chợn” khi người đàn bà kia theo về: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng niềm khao khát hạnh phúc đã lấn át nỗi sợ, nỗi lo.
  • Sự kiện “nhặt vợ” đã mang đến những đổi thay lớn trong con người Tràng. Có lẽ lần đầu tiên trong đời, anh con trai vụng về, thô kệch được biết đến cảm giác gắn bó, yêu thương một “người dưng”. Trên con đường đưa cô vợ nhặt về nhà, Tràng muốn nói một lời tình tứ để làm thân mà không nói được, chỉ biết lúng túng “tay nọ xoa vào vai kia”. Nhưng trong lòng Tràng trỗi dậy niềm vui sướng khiến anh ta “hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”...

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 33

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 30

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?