Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 9)

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                            ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QG

                                                                                         NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                             MÔN: NGỮ VĂN

I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò…sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

          (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?  (1,0 điểm)

Câu 4. Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con? (1,0 điểm) 

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Dựa vào nội dung của phần đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về “Tình mẫu tử.”

Câu 2. (5,0 điểm)

Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất trữ tình.

Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên.

 

......HẾT.........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết : không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu, rối ren tay bí tay bầu, váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Câu 3. Văn bản thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn của tác giả dành cho người mẹ. Đồng thời, tác giả cho ta thấy được mỗi người cần phải yêu thương và ghi nhớ công ơn của mẹ cha.

Câu 4. Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ là: Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”. “Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Yêu cầu về kĩ năng:

HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc

Yêu cầu về nội dung:

Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:

a. Giải thích :

  • Tình mẫu tử là gì ?
  • Tình mẫu tử qua đoạn thơ trên ?

b. Bàn luận: 

  • Biểu hiện của tình mẫu tử ?
  • Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử ?
  • Vai trò, trách nhiệm của mỗi người con ?
  • Không đồng tình với một số trường hợp đi ngược lại đạo lí –Dẫn chứng

c. Bài học và liên hệ bản thân:

  • Giữ gìn, tôn trọng tình mẫu tử.
  • Không ngừng học tập báo đáp công ơn cha mẹ.
  • Có hành động thiết thực, cụ thể để đền đáp công ơn mẹ.

Câu 2. (5,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ  là  một truyện ngắn vừa có tính hiện thực,  vừa là tác phẩm giàu chất trữ tình.  

Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau: 

  • Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân vùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người  dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ);
  • Bọn quan lại cường hào (cha con thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người  dân nghèo một cách tàn bạo;
  • Trong hoàn cảnh đó, người  dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh phúc…

  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 9). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?