TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QG
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
CÁI LẠNH
“Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính:“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó”.
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù:“Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khá trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ:“Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt.
Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.”
(Theo “Lời nói của trái tim”, NXB Văn hóa Sài Gòn)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đặt các nhân vật vào tình huống nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Hình ảnh Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi thể hiện điều gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được nêu trong phần Đọc hiểu: Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.”
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ văn 12,Tập hai, sđd, tr.23).
...........HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Tự sự
Câu 2: Tác giả đặt các nhân vật vào tình huống: Sáu người bị mắc kẹt vào một cái hang, thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt, đống lửa duy nhất lại đang tàn dần trong khi đó mỗi người đều đang sở hữu một que củi
Câu 3: Hình ảnh Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen, muốn sở hữu và giữ chặt thứ mình có
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên : HS trình bày suy nghĩ cá nhân, lí giải vì sao thông điệp đó có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với mình.Có thể lựa chọn thông điệpvề cách ứng xử giữa người với người, nhất là trong cơn hoạn nạn; về tình đoàn kết, sẻ chia.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được nêu trong phần Đọc hiểu: Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.”
Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:
Giải thích: chính sự toan tính đầy ích kỉ trong suy nghĩ và hành động đã giết chết sáu con người đang mắc kẹt trong hang. Đó không chỉ là cái chết về thể xác mà còn là cái chết trong tâm hồn.
Bàn luận:
- Sự ích kỉ, nhỏ nhen là lối sống tiêu cực, hèn hạ, khiến con người cách xa nhau, chúng sẽ đưa con người đến thế giới của sự cô đơn.
- Tình yêu thương, sự đoàn kết, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn tạo sẽ nên nguồn sức mạnh tinh thần to lớn sưởi ấm tâm hồn để vượt qua những gian lao.
Bài học nhận thức và hành động:
- Nhìn cuộc sống và con người bằng đôi mắt của tình thương và sự cảm thông.
- Tu dưỡng, rèn luyện nhân cách theo chuẩn mực của đạo đức và đạo lí xã hội.
Câu 2 (5.0 điểm)
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt (tham khảo gợi ý ở đề 3).
- Trong truyện ngắn Vợ nhặt, tác giả đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích ngắn gọn vai trò của tình huống trong truyện ngắn (Tình huống là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt nào đó khiến cho bức tranh cuộc sống và tư tưởng của tác giả được bộc lộ rõ nét nhất). Tình huống truyện cũng bao hàm các mối quan hệ giữa nhân vật và môi trường sống, giữa các nhân vật với nhau...
2. Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân):
Tình huống truyện lạ, bất ngờ:
- Vì người như Tràng hội tụ đủ các điểu kiện để “ế vợ”: nghèo túng, dân ngụ cư, vẻ ngoài xấu xí, thô kệch; nay bỗng dưng lấy được vợ, thậm chí là vợ Theo không”.
- Vì giữa thời buổi đói khổ cùng cực, người như Tràng nuôi thân chẳng nổi còn dám đèo bòng chuyện vợ con.
Tình huống “nhặt vợ” giữa những ngày đói rét thê thảm vừa bất ngờ vừa éo le khiến cho tất cả những người chứng kiến đều ngạc nhiên, đều cảm thấy vui buồn trộn lẫn:
- Những người dân xóm ngụ cư xôn xao khi thấy Tràng trở về cùng người đàn bà lạ. Họ tò mò, náo nức, quên cả cái đói. Những khuôn mặt hốc hác, u tối rạng rỡ hẳn lên: “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống” của họ. Nhưng từ đám đông, có cả những lời xót xa, ái ngại: “Ôi chao! Giời đất này mà còn đi rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.
- Bà cụ Tứ - mẹ của Tràng cũng sửng sốt khi nhìn thấy “người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia”. Tràng phải giải thích cặn kẽ, tường tận, bà lão mới hiểu ra cơ sự. Dẫu “mừng lòng” vì con trai mình đã có vợ , bà cụ vẫn không nén được bao nỗi xót thương, buồn tủi, lo âu.
- Ngay bản thân Tràng, cũng bàng hoàng khi nhìn cô vợ nhặt ngồi ngay giữa nhà “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”
Tạo dựng tình huống truyện độc đáo ấy, Kim Lân không chỉ mang đến sức hấp dẫn cho cốt truyện mà còn bộc lộ được thân phận của những con người cùng khổ. Đó cũng là cái nền để nhà văn tô đậm những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ và phơi bày thực trạng xã hội đương thời:
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 7). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---