TRƯỜNG THPT QUANG HÀ ĐỀ ÔN THI THPT QG LẦN 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:
“... Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “ Bạn sẽ có được con gà con lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái chứng ra”.Vậy thì đó là lí do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lí do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.
Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác đông.
Xuân qua hè tới. Đông sang thu về.
Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây đã khoe lá khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ vô nghĩa...”
( Trích “ Nếu trăm năm là hữu hạn”- Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của các phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Vậy thì đó là lí do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài tên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.’’
Câu 3 (0,75 điểm): Anh /chị hiểu thế nào về câu nói: “Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra.”
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/ chị có đồng tình với ý kiến“Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian” không? Vì Sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Theo tác giả Phạm Lữ Ân, trong cuộc sống “thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa”. Ý kiến của anh/ chị như thế nào?
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
...“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?...”
Và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
“...Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De ,núi Hồng...”
( “Việt Bắc”, SGK Ngữ Văn12, tập một, trang 110,112, 113)
Anh/ chị hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHÀN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Các phép tu từ:
- điệp từ:của, nếu,hãy...
- điệp ngữ: nếu ... chưa chín thì
- iệt kê: của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ
Hiệu quả của các phép tu từ trên: nêu những ví dụ sinh động và nhấn mạnh vai trò của sự chờ đợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Nội dung, ý nghĩa của câu nói: Mỗi con người cần dành cho mình một khoảng thời gian (tận dụng khoảng lặng) để học tập, hoàn thiện bản thân và tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Câu 4:
- HS có thể khẳng định thái độ đồng tình hoặc không đồng tình theo quan điểm riêng của bản thân.
- Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn.
- Trình bày khúc chiết, mạch lạc, có cảm xúc.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý:
Giải thích, rút ra ý nghĩa của quan niệm sống.
- Chờ đợi: Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó.
- Quan niệm của tác giả Phạm Lữ Ân: trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhằm khẳng định có nhiều lúc, sự chờ đợi, kiên trì để đạt được điều mình mong muốn cũng vô cùng có giá trị khi con người sống chậm rãi, thư thả, sâu tâm hồn.
Bàn luận
Sống biết chờ đợi (sống chậm)
Vì sao phải biết chờ đợi những điều sẽ đến:
- Để không đưa ra một quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, để chờ mọi việc diễn ra theo đúng quy luật của nó.
- Để chọn được thời điểm tốt nhất cho những hành động đúng đắn đã nung nấu trong trái tim.
- Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai.
- Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống, bình thản đối diện với cuộc sống, xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, bền chặt với mọi người xung quanh, để có những phút giây tĩnh tại, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình,…
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề ôn thi THPT QG lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---