Đề ôn tập năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự

ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2020 - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

 

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có những người luôn dè bỉu người khác và cho rằng nếu bản thân làm việc đó chắc chắn sẽ tốt hơn hoặc đôi khi lại săm soi họ tại sao làm như vậy. Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ. Đặt mình vào vị trí của người khác là cách mà bạn thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn. Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.

(https://thegioitre.vn/9-bai-hoc-cuoc-song-ma-tuoi-tre-phai-ghi-nho-55383.html)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ.

Câu 3. Anh/ chị hiểu thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn như thế nào?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ hay không? Vì sao?

Phn II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc -hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện,nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: “một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” . Đến cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mị  suy nghĩ: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ...”

(Tô Hoài - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13)

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1:

Tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích:

  • Dè bỉu người khác sẽ làm cho người dè bỉu trở nên tự cao, tự phụ vào bản thân mình.
  • Luôn đánh giá thấp về người khác, khinh dễ họ dù họ có giỏi hơn mình gấp nhiều lần.
  • Người bị dè bỉu họ sẽ cảm thấy bị tổn thương, không có đủ tự tin để tiếp tục cố gắng.
  • Dè bỉu người khác là một trong những biểu hiện xuống dốc đạo đức của con người.

Câu 2:

  • Biện pháp tu từ : Ẩn dụ: “đôi giày” là hoàn cảnh trong cuộc sống.
  • Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ ràng về việc chúng ta phải thấu hiểu cho hoàn cảnh của người khác. Không nên lấy suy nghĩ của mình áp đặt cho mọi người, mọi vấn đề.

Câu 3:

Thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn là cách suy nghĩ tích cực với mọi việc và mọi người. Phải biết thấu hiểu và thông cảm cho mọi người. Phải biết nhìn nhận mọi việc, để từ đó cư xử cho phù hợp theo chiều hướng khách quan. Luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn sẻ chia. Vì cuộc đời không phải ai cũng có hoàn cảnh số phận như nhau.

Câu 4:

Biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ vì: Sống trên đời, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau ; tính cách và cách suy nghĩ cũng không thể giống nhau. Phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để cảm nhận được sâu sắc những khó khăn thử thách của họ. Từ đó, mỗi chúng ta  sẽ có sự cảm thông và thấu hiểu.

Phn II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.”

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn:

  • Nêu dẫn ý: Ông bà ta có câu “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” :(người tài cao thì sẽ có người tài cao hơn trị ).
  • Nêu câu trích: “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỉ”.
  • Vấn đề cần bàn: Sự kiêu căng, xem thường người khác luôn đem lại những hậu quả không ngờ. Nếu có thành công cũng là thành công một cách “thất bại” của con người ích kỷ.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

Giải thích:

  • Để bản thân mình lên trên người khác là gì? Là luôn xem mình là tài giỏi hơn người khác, từ đó xem thương họ và luôn để cao bản thân mình
  • Ích kỉ là gì? Là người chỉ biết sống vì lợi ích bản thân mình mà không quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
  • Nghĩa cả câu: đừng bao giờ xem mình là giỏi hơn người mà xem thường họ, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ  chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

Phân tích, chứng minh về ý nghĩa câu nói đối với tuổi trẻ:

  • Tại sao tuổi trẻ đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác?
  • Vì một khi đặt bản thân mình lên trên người khác thì bạn trẻ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng mình đang tài giỏi hơn mọi người. Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, do không có suy nghĩ chín chắn.
  • Sống mà tự cao quá mức, sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi tìm hiểu những thành công của những người khác. Người ta có thể yêu thương đùm bọc giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã, chứ ít ai san sẻ hay bảo vệ người cho mình là giỏi hơn hết. Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra.
  • Bàn bạc mở rộng: Phê phán biểu hiện lối sống ích kỉ, tự cao, tự đại, xem bản thân mình là duy nhất. Bắt người khác làm theo suy nghĩ và hành động của mình. Như thế sẽ làm cho mọi người mất thiện cảm với bạn. Dù bạn có thành công, mọi người vẫn không xem bạn là người thành công đích thực mà chỉ xem như là thành công của kẻ thất bại.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:

  • Nhận thức: Cần hiểu ý nghĩa của việc biết thấu hiểu, cảm thông cho người khác;
  • Hành động: cần sống hòa đồng, gắn bó với sự đồng cảm, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến người khác.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề ôn tập môn Ngữ Văn của Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi THPTQG sắp tới. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề tham khảo THPT QG 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự - Phú Yên

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--- 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?