SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC: 2019 - 2020
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ Công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ này làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lý. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này. Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống. Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỷ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.
(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương dẫn theo http://www.tuanvietnam.net, ngày 7/9/2010)
Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu
Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về “công dân toàn cầu”.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.22)
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.156)
...............HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một "công dân toàn cầu" là biết yêu thương và luôn tìm cách cải biến thế gian này.
Câu 2:
Học sinh có thể chỉ ra và nêu tác dụng của một trong các phép tu từ sau:
- Phép so sánh: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không?
- Tác dụng: khiến cho câu văn giàu cảm xúc, hình ảnh, tạo sự gần gũi, thân mật khi đề cập đến một vấn đề thoạt nghe rất cao siêu: tình yêu thế gian, yêu nhân loại.
- Phép điệp cấu trúc câu: Có bao giờ.... Khi bạn yêu ...
- Tác dụng: liên kết và nhấn mạnh ý nghĩa, tác dụng của tình yêu thương tạo nên giọng điệu nghị luận đầy nhiệt huyết.
- Sử dụng câu hỏi tu từ: Có bao giờ....?
- Tác dụng: tác động mạnh mẽ đến tình cảm và lí trí của người đọc, góp phần làm nổi bật vấn đề, tăng sức thuyết phục cho lập luận .
Câu 3:
Bàn về "bản chất duy nhất của công dân toàn cầu", văn bản sử dụng thao tác lập luận bác bỏ: từ việc nêu ý kiến cho rằng yêu thương nhân loại là một ước mơ hay nhân cách hão huyền, rằng mỗi người chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao có thể yêu thương và che chở cả thế giới rộng lớn sau đó đưa ra lí lẽ để lật lại vấn đề. Điều này khiến cho lập luận trở nên thuyết phục, sắc bén, hấp dẫn.
Câu 4:
HS có thể nêu một trong các cách định nghĩa dưới đây:
- Công dân toàn cầu là những người sống, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch.
- Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại, có thể giao lưu học tập, làm việc tại bất cứ quốc gia nào, có thể hòa nhập với công dân trên toàn thế giới, có năng lực giải quyết những vấn đề chung của nhân loại: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh,...
- Công dân toàn cầu là người coi những vấn đề của nhân loại là vấn đề của dân tộc mình, của cá nhân mình và biết suy nghĩ, hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
A. Yêu cầu về hình thức:
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
B. Yêu cầu về nội dung:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc thế hệ trẻ Việt Nam cần làm để trở thành công dân toàn cầu
Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
Giải thích: "công dân toàn cầu" là gì?
Bàn luận:
- Để trở thành "công dân toàn cầu", con người cần phải làm gì?
- Xây dựng nền tảng tri thức phổ thông cơ bản, vững chắc
- Có những hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; có những kĩ năng thiết yếu như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự học, sáng tạo... trong đó năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là cực kì quan trọng.
- Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mang tính cốt lõi: lòng tự trọng, tự tôn, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm
- Bài học nhận thức hành động:
- "Công dân toàn cầu" có thể hòa nhập vào thế giới phẳng nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Đây là một thách thức lớn đối với giới trẻ trong xu hướng hội nhập thế giới.
- Phê phán những người vì hiểu chưa đúng về khái niệm "công dân toàn cầu" nên đánh mất bản sắc dân tộc, coi thường những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề ôn tập năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh (Đề số 2). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài thi của mình nhé.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 lần 2 - Trường THPT Lê Xoay
- Đề tham khảo THPT QG 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự - Phú Yên
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---