Đề ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Nguyễn Thái Học

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ LỚP 10

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

Bài 1: Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :

Hãy tính các khối lượng đó ra gam. Biết  1u = 1,6605.10–27 kg

Bài 2: Cho biết số Avogadro N = 6,022.1023.

a. Hãy cho biết 1 mol nhôm, 10 mol nhôm có bao nhiêu nguyên tử nhôm (Al).?

b. Biết rằng 10 mol nhôm có khối lượng bằng 269,7 g, hãy tính khối lượng mol nguyên tử của nhôm.

Bài 3: Trong một nguyên tử, tổng số các hạt proton, nơtron và electron là 28. Biết rằng số nơtron bằng số proton cộng thêm một.

a. Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử .

b. Hãy cho biết số khối của hạt nhân.

c. Viết cấu hình electron của nguyên tử.

d. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào?

Bài 4:  Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của những nguyên tử có đặc điểm sau:

a. Có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron                           

b. Có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron 

c. Có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron                           

d. Có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron

e. Có 2 lớp electron và có 1 electron  độc thân.                               

f. Có 2 lớp electron và có 3 electron  độc thân.       

g. Có 3 lớp electron và có 1 electron  độc thân.        

Bài 5:  Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 114 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44.

a. Viết kí hiệu nguyên tử R.

b. Nguyên tố R có 2 đồng vị bền trong tự nhiên có nguyên tử khối trung bình là 79,91 và thành phần % số nguyên tử của đồng vị có số khối nhỏ là 54,5%. Xác định số khối của đồng vị thứ hai.

Bài 6:  Cho 2 nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nguyên tử là 6+. Nguyên tử thứ nhất có tổng số hạt trong nguyên tử là 18. Nguyên tử thứ hai có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 5.

a. Hai nguyên tử đó có thuộc cùng một nguyên tố hoá học không? Giải thích?

b. Viết kí hiệu nguyên tử? Giải thích?

c. Hãy tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi loại nguyên tử đã cho, biết: trong tự nhiên tồn tại chủ yếu 2 loại nguyên tử đó và NTK trung bình nguyên tố của 2 nguyên tử trên là 12,011.

Bài 7:  Li tự nhiên có hai đồng vị : \({}_3^7Li\) và \({}_3^6Li\)  . Biết rằng nguyên tử khối trung bình của liti tự nhiên là 6,94.

Hỏi thành phần trăm của mỗi đồng vị đó trong tự nhiên ?

Bài 8: Nguyên tử X có số thứ tự là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA.

a. Hãy cho biết số proton, số nơtron và số electron trong một nguyên tử X?

b. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.

c. Nguyên tử X có mấy  lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ?

Bài 9:  Cho các nguyên tố : Ca, C, F, O, Be. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy lập luận để :

a. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện ?

b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần ?

Bài 10: Nguyên tử nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Trong cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố B cũng có phân lớp 3p và phân lớp ngoài cùng tiếp theo sau đó có 2 electron. Số electron trên phân lớp 3p của A và B hơn kém nhau 1.

a. Xác định vị trí nguyên tố A, B. Giải thích?

b. A, B là nguyên tố phi kim, kim loại hay khí hiếm? So sánh tính phi kim của 2 nguyên tố A, B.

Bài 11:  Hợp chất khí của nguyên tố R với hidrô có công thức là RH. Trong hợp chất oxit bậc cao nhất, R chiếm10/17 về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R?

Bài 12: 1,2g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với clo cho 4,75g muối clorua. Xác định tên kim loại này ?

Bài 13: Hãy viết các phương trình diễn tả sự hình thành các ion sau, từ các nguyên tử tương ứng: Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl , O2– , S .

Bài 14 : Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau đây: Al, Mg, Na, Ne.

Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al , Mg , Na , mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình giống như của khí hiếm neon.

Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuyng hướng nhường electron để trở thành ion dương.?

Bài 15: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: ( không cần chú ý đến cấu trúc không gian ) Br2 , CH4 , H2O , NH3 , C2H6 , HNO3 , SO2 , H2SO4.

Bài 16: Giải thích tại sao iot (I2) lại dễ thăng hoa, trái lại NaCl lại rất khó nóng chảy và khó bay hơi?

Bài 17: Sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử ( sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn):  NH3 , H2S , H2O , H2Te , CsCl , CaS , BaF2.

Bài 18:  Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố A

Bài 19: Khi đốt cháy H2S trong lượng dư oxi, nước và lưu huỳnh đioxit được hình thành .

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b. Trong phản ứng đó, nguyên tố nào bị oxi hóa , nguyên tố nào bị khử?

Bài 20: Tính  số oxi hóa của :

a. Cacbon trong :  CF2Cl2 , Na2C2O4 , HCO3 , C2H6 .

b. Brom trong :   KBr , BrF3 , HBrO3 , CBr4 .

c. Nitơ trong  :   NH2OH , N2H4 , NH4+ , HNO2 .

d. Lưu huỳnh trong : SOCl2 , H2S2 , H2SO3 , Na2S .

e. Photpho trong :  H2P2O72– , PH4+ , PCl5 , Na3P.

Bài 21:  Lập các phương trình của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò từng chất trong mỗi phản ứng:

a. KClO3  + HBr  →  Br2  +  KCl  +  H2O.              

b. HgO  →  Hg  +  O2

c. I2 + Na2S2O3    →  Na2S4O6  + NaI .                    

d. KClO3  →  KCl  +  O2

e. KI  +  HNO3    →  I2 +  KNO3 + NO +  H2O.     

f. S  +  O2 →   SO2

g. H2S  +  HNO3  →  H2SO4 +  NO  +  H2O.             

h. S  +  Na →  Na2S

i. KMnO4 + HCl  →  KCl + MnCl2 +  Cl2 + H2O . 

k. C2H5OH  +  O2  →  CO2  +  H2O

l. FeS2  +  O2       →  Fe2O3  +  SO2 .                 

m. C2H5OH  +  Na  →  C2H5ONa  +  H2

Bài 22: Hãy nêu hai thí dụ về phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò chất oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò chất khử ở trong thành phần của cùng một phân tử.

Bài 23: Hãy nêu hai phản ứng của cùng một đơn chất : Trong một phản ứng, đơn chất đó tác dụng với chất oxi hóa và trong phản ứng kia đơn chất đó tác dụng với chất khử.

Bài 24: Hãy nêu hai phản ứng của cùng một hợp chất: một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất oxi hóa và một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất khử.

Bài 25: Cho 0,85 gam hai kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IA vào nước, phản ứng kết thúc thu đựơc 0,336 lit khí (ĐKTC) và dung dịch X. Thêm nước vào dung dịch X để được 200ml dung dịch Y.

a. Xác định tên hai kim loại.

b.  Tính nồng độ mol/lít  các chất trong dung dịch Y.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập môn Hóa 10 trường THPT Nguyễn Thái Học vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Nguyễn Thái Học, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?