Đề kiểm tra 1 tiết Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng Hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Đặng Thai Mai

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 01.Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

2 SO2 + O2   ↔   2 SO3 (k)      < 0

Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:

A. Giảm nồng độ của SO2

B. Tăng nồng độ của O2

C. Tăng nhiệt độ lên rất cao

D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Câu 02. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:

A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng  nghịch

C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.

D. Không làm tăng tốc độ của phan ứng thuận và nghịch

Câu 03.Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  ↔  2NH3 (k)    < 0

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:

A. Giảm nhiệt độ và áp suất                                B.Tăng nhiệt độ và áp suất

C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất                        D.Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

Câu 04.Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng:

H2 (k) + F2 (k)    ↔ 2HF (k)    < 0

Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?

A. Thay đổi áp suất                                                   B . Thay đổi nhiệt độ

C.Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2                            D.Thay đổi nồng độ khí HF

Câu 05.Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

H2 (k) + I2 (k)    ↔       2HI (k)   

Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là:

A. KC =  \(\frac{{\left[ {2HI} \right]}}{{\left[ {{H_2}} \right] \times \left[ {{I_2}} \right]}}\) 

B. KC =  \(\frac{{\left[ {{H_2}} \right] \times \left[ {{I_2}} \right]}}{{2\left[ {HI} \right]}}\)

C. KC = \(\frac{{{{\left[ {HI} \right]}^2}}}{{\left[ {{H_2}} \right] \times \left[ {{I_2}} \right]}}\) 

D. KC = \(\frac{{\left[ {{H_2}} \right] \times \left[ {{I_2}} \right]}}{{{{\left[ {HI} \right]}^2}}}\) 

Câu 06.Trộn 2 mol khí NO và một lượng chưa xác định khí O2 vào trong một bình kín có dung tích 1 lít ở 40oC. Biết:

2 NO(k) + O2 (k)   ↔   2 NO2 (k)

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, ta được hỗn hợp khí có 0,00156 mol O2 và 0,5 mol NO2. Hằng số cân bằng K lúc này có giá trị là:

A. 4,42                         B.40,1                       C.71,2                       D.214

Câu 07.Cho phản ứng :  2 SO2(k) + O2(k)  ↔   2SO3 (k)

Số mol ban đầu của SO2 và O2 lần lượt là 2 mol và 1 mol. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng (ở một nhiệt độ nhất định), trong hỗn hợp có 1,75 mol SO2. Vậy số mol O2 ở trạng thái cân bằng là:

A. 0 mol                      B.0,125 mol                 C.0,25 mol                 D.0,875 mol

Câu 08.Khi phản ứng :   N2 (k) + 3H2 (k)   ↔ 2NH3 (k)   đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là:

A.3 mol                       B.4 mol                          C.5,25 mol               D.4,5 mol

Câu 09.Tốc độ phản ứng tăng lên khi:

A. Giảm nhiệt độ                                    B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng

C. Tăng lượng chất xúc tác                   D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 10.Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:

4 NH3 (k)  + 3 O2 (k)  ↔  2 N2 (k) + 6 H2O(h)   <0

Cân bằng sẽ chuyển  dịch theo chiều thuận khi:

A. Tăng nhiệt độ                                                 B.Thêm chất xúc tác

C. Tăng áp suất                                                  D.Loại bỏ hơi nước

Câu 11.Cho phản ứng: 2 CO = CO2 + C

Nồng độ của cacbon oxit tăng lên bao nhiêu lần để cho tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần?

A. 2

B. \(2\sqrt 2 \)

C. 4

D. 8

Câu 12.Cho phản ứng: :  2 SO2 + O2   ↔    2SO3

Vận tốc phản ứng thay đổi bao nhiêu lần nếu thể tích hỗn hợp giảm đi 3 lần?

A. 3                                      B.6                                      C.9                               D.27

Câu 13.Cho phản ứng: A + 2B = C

Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l

Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là:

A. 0,4                                     B.0,2                                C.0,6                                D.0,8

Câu 14.Cho phản ứng A + B = C

Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:

A. 0,16 mol/l.phút      

B.0,016 mol/l.phút      

C.1,6 mol/l.phút       

D.0,106 mol/l.phút

Câu 15.Cho phản ứng:   2 SO2 + O2   ↔  2SO3

Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi:

A. Tăng nồng độ SO2 lên 2 lần                      C.Tăng nồng độ SO2 lên 4 lần

B. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần                           D.Tăng đồng thời nồng độ SO2 và O2 lên 2 lần

Câu 16.Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r) ↔ Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k)   = 129kJ

Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:

A. Giảm nhiệt độ       B.Tăng nhiệt độ          C.Giảm áp suất          D.Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

Câu 17.Cho phản ứng :  2A + B = C

Nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là 4M. Hằng số tốc độ k = 0,5

Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là :

A. 12                          B.18                               C.48                          D.72

Câu 18.Cho phản ứng A + 2B = C

Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k = 0,5. Vận tốc của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là:

A. 0,016                     B.2,304                          C.2,704                      D.2,016

Câu 19.Cho phản ứng : H2 + I2    ↔  2 HI

Ở toC, hằng số cân bằng của phản ứng bằng 40.

Nếu nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều bằng 0,01 mol/l thì % của chúng đã chuyển thành HI là:

A. 76%                      B.46%                              C.24%                      D.14,6%

Câu 20.Cho phản ứng :  N2 (k) + 3H2 (k)   ↔  2NH3 (k)  + Q

Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên?

A. Áp suất                 B.Nhiệt độ                        C.Nồng độ               D.Tất cả đều đúng

Câu 21.Cho phản ứng : A + B = C

Nồng độ ban đầu của A là 0,12 mol/l; của B là 0,1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm còn 0,078 mol/l. Nồng độ còn lại (mol/l) của chất A là :

A. 0,042                    B.0,98                                C.0,02                      D.0,034

Câu 22.Cho phản ứng: A (k) + B (k) → C (k) + D (k) có biểu thức xác định tốc độ phản ứng

V = k \(\left[ A \right].{[B]^2}\) . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. [A], [B] là nồng độ ban đầu của chất A, B.

B. [A], [B] là nồng độ lúc cân bằng của chất A, B.

C. [A], [B] là nồng độ tại thời điểm xác định tốc độ của chất A, B.

D. Tất cả đều sai

Câu 23. Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng: A2 + B2 → 2AB được tính theo biểu thức: V = k [A2][B2].

Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên?

A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng

C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng.

D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác.

Câu 24.Trong các khẳng định sau, khẳng định nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã kết thúc                             

B. Phản ứng nghịch đã kết thúc

C. Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc

D. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

Câu 25.Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ↔    2NH3 (k)    < 0

Những thay đổi nào sau đây làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?

A. Giảm áp suất                                                  B.Tăng nhiệt độ

C. Tăng nồng độ các chất N2 và H2                 D.Tăng nồng độ NH3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng Hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Đặng Thai Mai, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?