Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Hướng Hoá ( Đề số 1)

 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ                                                                          ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT HƯỚNG HOÁ                                                                  NĂM HỌC: 2018 - 2019

                                                                                                                      MÔN: NGỮ VĂN 10

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

 Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

         (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”. (0,5 điểm)

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến:“Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”? (1,0 điểm)

Câu 4. Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) về vấn đề: Làm thế nào để theo đuổi ước mơ?  (2,0 điểm)        

II. LÀM VĂN (6,0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 10, NXBGD 2013, trang 104)

..........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2:

Tác giả sử dụng phép tu từ so sánh

Câu 3:

Ước mơ là những khát khao, mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. Con người cần biết giữ gìn, bảo vệ, không để những thử thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta hiện thực hóa ước mơ ấy.

Câu 4:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và  hành động. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

  • Ước mơ là gì?
  • Thế nào là theo đuổi ước mơ?
  • Tại sao nên theo đuổi ước mơ?
  • Làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực?

d. Sáng tạo : có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.:

  • Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý, sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du

c. Triển khai vấn để cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

Học sinh có thể trình bày nội dung cơ bản theo định hướng sau

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du (tên tuổi, vị trí trong nền văn học), tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
  • Giới thiệu 12 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

  • Lời nói:
  • “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.
  • “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.
  • Hành động: “Lạy, thưa”:
  • Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.
  • Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

  • Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:
    • Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.
    • Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

 

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Hướng Hoá ( Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả trong bài viết của mình.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?