TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm
Câu 2: Hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội có nguồn gốc từ
A. thực tiễn đời sống xã hội
B. sự chỉ đạo của giai cấp lãnh đạo
C. ý trí của ban soạn thảo pháp luật
D. sự tác động của khu vực và quốc tế
Câu 3. Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện
A. hình thức của pháp luật.
B. tính cưỡng chế của pháp luật.
C. nguồn gốc của pháp luật.
D. tính phổ biến của pháp luật.
Câu 4: Theo quy định: “Tất cả các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp”, đây là quy định thể hiện đặc tính nào của pháp luật?
A. Tính phổ biến về văn bản
B. Tính thống nhất về quyền lực
C. Tính đa dạng về nội dung
D.Tính chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 5: Công ty TNHH một thành viên ABC đóng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn, đăng ký nộp thuế theo quý với cơ quan thuế Sóc Sơn. Tuy nhiên hết quý 3 năm 2018(hết ngày 30/9/2018), công ty ABC không hoàn thành nộp thuế quý 2 năm 2018. Căn cứ vào khoản 6 điều 19 Nghị định 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế Sóc Sơn ra quyết định: “6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”Quyết định trên của cơ quan thuế Sóc Sơn thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Quản lý chặt chẽ
B. Cưỡng chế
C. Thống nhất
D. Phù hợp
Câu 6: Các hộ sản xuất – kinh doanh chủ động đăng kí khai thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế là hành vi
A. tuân thủ pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. D. áp dụng pháp luật
Câu 7: Các tổ chức cá nhân không làm những việc pháp luật cấm là hành hành vi
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 8: Ngày 28/6/2017, công an huyện Đông Anh ra quyết định bắt giữ Đ.V.V (SN1975, trú tại thôn Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) để làm rõ hành vi hiếp dâm con gái ruột là cháu Đ.T.D (SN 2000, đang học THPT tại địa phương). Sau quá trình thụ lý, điều tra, tòa án huyện Đông Anh đã mở phiên tòa xét xử và căn cứ vào quy định của pháp luật Tại mục b, mục e Khoản 2 Điều 141 quy định:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;e) Có tính chất loạn luân; Tòa án huyện Đông Anh đã tuyên án Đ.V.V 14 năm tù giam.
Việc làm trên của Tòa án huyện Đông Anh là hành vi thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C.Thi hành pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
Câu 9: Hành vi của học sinh A đang học lớp 11(16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi(Có đội mũ bảo hiểm), được xem là hành vi vi phạm pháp luật
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỷ luật
Câu 10: Đâu không phải là dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
A. hành vi có lỗi
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. hành vi trái pháp luật
D. do người có năng lực sống thực hiện
Câu 11: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các
A. quy tắc quản lý nhà nước.
B. quan hệ tài sản.
C. quan hệ lao động xã hội.
D. quan hệ nhân thân
Câu 12: Theo điều 12, bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?( trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác)
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 17 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 13: Người nào sử dụng lời nói xúc phạm nghiêm trọng nhân phaẩm danh dự của người khác sẽ bị xử lý theo quy định Tại mục 1 Điều 155. Tội làm nhục người khác: “1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” Đó là hành vi vi phạm pháp luật nào?
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Kỷ luật
Câu 14: Điều 27, Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Quy định trên là ghi nhận quyền bình đẳng cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Chính trị
B.Kinh tế
C. Văn hóa
D. Tư tưởng
Câu 15: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. quyền cơ bản.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. nghĩa vụ cơ bản.
D. trách nhiệm trước xã hội
Câu 16. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A lựa chọn đi học Đại học, còn B thì lựa chọn làm công nhân nhà máy, C lại lựa chọn học nghề quảng cáo, cả 3 vẫn thường xuyên liên lạc và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Với việc tôn trọng người khác, không kiêu nghạo, khinh rẻ người khác, 3 bạn đã góp phần thực hiện tốt nội dung pháp luật nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
Câu 17: Chiều 29/3, sau thời gian nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Với những hoạt động trên, Đảng và Nhà nước đã và đang đảm bảo thực hiện QBĐ của công dân về
A. quyền cơ bản
B. nghĩa vụ cơ bản
C. đời sống xã hội
D. trách nhiệm pháp lý
Câu 18: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện
A. quyền bình đẳng về quyền của công dân.
B. quyền bình đẳng về địa vị xã hội.
C. quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. quyền bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng về nghĩa vụ của công dân?
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Đóng thuế.
D. Quyền bầu cử.
Câu 20: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong QH nào dưới đây ?
A. Quan hệ thân nhân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ hợp tác.
D. Quan hệ tinh thần.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập học kì môn GDCD lớp 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 65. Công dân có quyền cơ bản nào sau đây:
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền tổ chức lật đổ
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động
Câu 66. Chủ tịch xã A ra quyết định thu hồi đất theo trái với qui định của pháp luật, chủ tịch xã A đã không thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây
A. Tuân thủ pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
Câu 67. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ».
Nội dung trên đề cập đến
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vu.
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
Câu 68. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý cao nhất để bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.
B. Nội quy của cơ quan.
C. Điều lệ Đoàn.
D. Điều lệ Đảng
Câu 69. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật
B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của Pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Câu 70. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……...trách nhiệm pháp lý thực hiện.
A. đủ tuổi.
B. bình thường.
C. không có năng lực.
D. có năng lực.
Câu 71. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.
B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử và đại biểu Quốc hội.
D. Những người có cùng mức thu nhập, phải đóng thuế thu nhập như nhau.
Câu 72. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải……….. hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
A. gánh chịu
B. nộp phạt
C. đền bù
D. bị trừng phạt
Câu 73. Trong các nội dung dưới đây nội dung nào không có trong bình đẳng
A. Quyền lợi
B. Nhân cách.
C. Trách nhiệm
D. Nghĩa vụ
Câu 74. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây
A. Thiếu tình cảm
B. Thiếu kinh tế.
C. Thiếu tập trung
D. Thiếu bình đẳng
Câu 75. Điền vào chỗ trống : Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị ……….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.
A. Hạn chế khả năng.
B. Ràng buộc bởi các quan hệ
C. Khống chế về năng lực
D. Phân biệt đối xử
Câu 76. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......… của công dân
A. quyền chính đáng
B. quyền thiêng liêng
C. quyền cơ bản
D. quyền hợp pháp
Câu 77. Điều 52 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều
A. bình đẳng trước nhà nước
B. bình đẳng trước pháp luật
C. bình đẳng về quyền lợi
D. bình đẳng về nghĩa vụ
Câu 78. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở nội dung
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Câu 79. Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong
A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị
B. Hiến pháp và Pháp luật
C. các văn bản quy phạm pháp luật
D. các thông tư, nghị quyết
Câu 80. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là
A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
B. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị truy tố và xét xử trước tòa án.
D. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của Nhà nước.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập học kì năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đa Phúc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: