Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội dung của

A. Quyền được phát triển của công dân.        B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.                        D. Quyền học tập của công dân.

Câu 2: Quyền học tập của công dân được quy định trong

A. Hiến pháp, Luật giáo dục.                          B. Hiến pháp, thông tư.

C. Hiến pháp, công văn.                                 D. Hiến pháp, Luật.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân được

A. bồi dưỡng để phát triển tài năng.                         B. chuyển nhượng quyền tác giả.

C. chăm sóc sức khỏe ban đầu.                               D. tham gia hoạt động văn hóa.

Câu 4. Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?

A. Quản trị truyền thông.                                          B. Tích cực đàm phán.

C. Được cung cấp thông tin.                                    D. Đối thoại trực tuyến.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, việc công dân được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng là thể hiện nội dung quyền

A. được phát triển.                                                         B. tự do ngôn luận.          

C. được phán quyết.                                                      D. tự do đàm phán.

Câu 6: Trường tiểu học X tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh. Trường tiểu học X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?

A. Thay đổi loại hình bảo hiểm.                                   B. Lựa chọn dịch vụ y tế.

C. Tiếp nhận nguồn trợ cấp xã hội.                               D. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

Câu 7: Chị H đã bí mật sao chép bản thiết kế tác phẩm kiến trúc mà anh S mới hoàn thiện rồi dùng tên mình đăng kí quyền tác giả. Sau đó, theo đề nghị của ông K là Giám đốc một công ty, chị H đã đồng ý cho ông K sử dụng bản thiết kế đó để xây dựng khu nghỉ dưỡng của gia đình mình. Vô tình thấy bản thiết kế trong máy tính của chị gái, anh N em trai chị H đã sử dụng để làm đồ án tốt nghiệp và được hội đồng chấm đồ án đánh giá cao. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị H, anh N và ông K.                                           B. Chị H, anh N, ông K và anh S.

C. Chị H và anh N.                                                      D. Chị H và ông K.

Câu 8: Nhà nước áp dụng chính sách phát bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi là tạo điều kiện để các em hưởng quyền được

A. tham vấn.              

B. giám định. 

C. phát triển.  

D. tự quyết.

Câu 9: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh S và chị M.                                                    B. Anh S, chị M và chị B.

C. Chị B và anh S.                                                    D. Anh A, chị M và chị B.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ.                           B. Đăng kí sở hữu trí tuệ.

C. Khuyến khích để phát triển tài năng.                     D. Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

Câu 11: Trường X thường xuyên bổ sung nhiều loại sách trong thư viện để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?

A. Được cung cấp thông tin.                                         B. Bảo trợ quyền tác giả.

C. Nhận chế độ ưu đãi.                                                 D. Hưởng dịch vụ truyền thông.

Câu 12: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh K và ông N.                                                      B. Anh K, ông N và chị S.

C. Anh K và chị S.                                                        D. Anh K, chị S, ông N và anh T.

Câu 13: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế. Điều này có nghĩa là

A. học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học.

B. học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông.

C. học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học phổ thông.

D. học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học cơ sở,  Trung học phổ thông.

Câu 14: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền nào sao đây ?

A. Quyền  được phát triển của công dân.       B. Quyền học tập không giới hạn.

C. Quyền học tâp của công dân.                                D. Quyền sáng tạo của công dân.

Câu 15: Việc mở các trường chuyên cấp THPT ở các tỉnh là nhằm

A. đảm bảo bình đẳng trong giáo dục.                       B. thực hiện đổi mới giáo dục.

C. bồi dưỡng để phát triển tài năng.                          D. đa dạng các loại hình trường học.

Câu 16: Chính sách miễn giảm học phí của nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện

A. công bằng XH trong giáo dục.                  

B.  bình đẳng trong giáo dục.

C.  định hướng đổi mới trong giáo dục.        

D. chủ trương phát triển giáo dục của nhà nước ta.

Câu 17: Ông T là bố của H quyết định cho H lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm

A. quyền học tập của trẻ em. 

B. quyền được phát triển của trẻ em.

C. quyền tự do của trẻ em.     

D. quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.

Câu 18: Sau khi tốt nghiệp THPT Nam  đã trúng tuyển vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trong trường hợp này Nam đã thực hiện

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.    

B. quyền  học tập không hạn chế.

C. quyền học tập không giới hạn.                 

D. quyền học bất cứ nghành nghề nào.

Câu 19: Hai chị em M và N đều đỗ vào lớp 10. Gia đình khó khăn nên bố M quyết định : “N là con trai nên tiếp tục đi học. Còn M là con gái nên ở nhà ”. Quyết định này của bố M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo của công dân.                       B. Quyền dân chủ của công dân.

C. Quyền học tập của công dân.                        D. Quyền phát triển của công dân.

Câu 20: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân

A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nếu nộp thuế đầy đủ.

B. đều có quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo khả năng của mình.

C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh.

D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực.

Câu 21: Nhà nước áp dụng các biện pháp cho người có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?

A. Triệt tiêu cạnh tranh.                                              B. Xóa đói, giảm nghèo.

C. San bằng thu nhập.                                                D. Duy trì lạm phát.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây nói đến nghĩa vụ của nhà sản xuất kinh doanh?

A. Bảo vệ môi trường.                                                B. Mở rộng quy mô.  

C. Cải tiến sản xuất.                                                   D. Lựa chọn ngành nghề.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây nói đến quyền của nhà sản xuất kinh doanh?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.                         B. Bảo vệ môi trường.

C. Lựa chọn quy mô kinh doanh.                               D. Kinh doanh ngành nghề hợp pháp.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không nói đến nghĩa vụ của nhà sản xuất kinh doanh?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.                        B. Bảo vệ môi trường.

C. Lựa chọn quy mô kinh doanh.                              D. Kinh doanh ngành nghề hợp pháp.

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không nói đến quyền của nhà sản xuất kinh doanh?

A. Bảo vệ môi trường.                                              B. Mở rộng quy mô.  

C. Cải tiến sản xuất.                                                 D. Lựa chọn ngành nghề.

Câu 26: Nghĩa vụ nào dưới đây của nhà sản kinh doanh là quan trọng nhất?

A. Trả lương. 

B. Nộp bảo hiểm.       

C. Thực hiện hợp đồng.         

D. Nộp thuế.

Câu 27. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. 

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.               

D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 28. Việc đưa ra các quy định về thuế là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển lĩnh vực nào dưới đây?

 A. Môi trường.                      B. Kinh tế.                      C. Văn hóa.             D. Quốc phòng an ninh.

Câu 29. Những doanh nghiệp có thể được Nhà nước miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau. Điều này căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh mà

A. nhà nước cho phép.                        B. nhà nước quản lí. 

C. nhà nước khuyến khích.                  D. nhà nước đầu tư.

Câu 30. Để khuyến khích các hoạt động kinh doanh có lợi cho sự phát triển của đất nước, Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu là

A. tỷ giá ngoại tệ.                   B. lãi suất ngân hàng.              C. thuế.           D. tín dụng.

Câu 31. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền tự do thân thể.

Câu 32. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì

A. ai cũng có quyền bắt.

B. chỉ công an mới có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.

D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 33. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó

A. đang có ý dịnh phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 34. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Tự tiện bắt người.

C. Tự tiện giam giữ người.

D. Đe dọa đánh người.

Câu 35. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 36. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 37. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 38. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Câu 39. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.

B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 40. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?

A. Mọi công dân.

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ nhà báo.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Thiên vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?