TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Một este X có công thức phân tử là C4H8O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. Tên gọi của X là:
A. Etyl propionat. B. Etyl axetat.
C. Metyl propionat. D. Đáp án khác.
Câu 2: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. giấy quì tím. B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch NaOH. D. nước brom.
Câu 3: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N. B. C3H7 N. C. C2H7N. D. CH5N.
Câu 4: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. tinh bột. B. saccarozơ. C. protein. D. xenlulozơ.
Câu 5: Để thuỷ phân hoàn toàn este X no đơn chức mạch hở cần dùng vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 14,4 gam muối và 4,8 gam ancol. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl fomat.
Câu 6: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H7O2N. X không phản ứng với dung dịch Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH và HCl. Chất X có công thức cấu tạo là:
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH2=CH-COONH4.
B. H2N-[CH2]3-COOH. D. H2N-CH=CH-COOH.
Câu 7: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. CH3– CH(NH2)-COOH. B. H2N- CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH. D. C3H7-CH(NH2)-COOH.
Câu 8: Cho X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng vừa hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là:
A. (NH2)2C5H10COOOH. B. NH2C3H6COOH.
C. NH2C3H5(COOH)2. D. NH2C3H4(COOH)2
Câu 9: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl. B. CH2=CH-CH3.
C. CH3-CH2-CH3. D. CH3-CH3.
Câu 11: Trùng hợp chất nào sau đây để được polime dùng làm tơ sợi?
A. Metylmetacrylat. B. Etilen.
C. Acrilonitrin. D. Isopren.
Câu 12: Chất X vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ. Chất X là
A. CH3COOH. B. CH3NH2.
C. CH3CHO. D. H2NCH2COOH.
Câu 13: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. β-aminoaxit. B. este. C. α-aminoaxit. D. axit cacboxylic.
Câu 14: Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, HOOCCH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH?
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, sau phản ứng thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong hỗn hợp X là:
A. 25%. B. 27,92%. C. 72,08%. D. 75%.
Câu 16: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của este người ta tiến hành làm thí nghiệm mhư sau: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là:
A. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở thành đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp.
B. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở thành đồng nhất
C. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất.
D. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp
Câu 17: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. ancol đơn chức B. glixerol. C. este đơn chức. D. phenol.
Câu 18: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào dưới đây:
A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 19: Anilin và glyxin đều có phản ứng với
A. nước Br2. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 20: Cho 1 đipeptit phản ứng với NaOH đun nóng.
H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH + 2NaOH Y+ H2O. Y là hợp chất hữu cơ gì?
A. H2NCH2COONa. B. CH3NH2 C. NH3. D. CH3COONa.
Câu 21: Dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. NH3. B. NaCl C. NaOH. D. H2SO4.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam este X thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2 B. C5H10O2. C. C3H6O2 D. C2H4O2
Câu 23: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. quỳ tím. B. natri kim loại.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng của metylamin X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2: 3. X có thể là:
A. CH3NH2. B. C3H7NH2. C. C2H5NH2. D. C4H9NH2.
Câu 25: X có công thức phân tử là C3H6O2, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOCH2CH3. B. CH3COOCH3.
C. CH3CH2COOH. D. C2H3COOH.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 26 đến câu 40 của đề ôn tập HK1 môn Hóa 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP HK1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
1B | 2D | 3D | 4C | 5B | 6A | 7A | 8C |
9C | 10B | 11C | 12D | 13C | 14A | 15A | 16C |
17B | 18B | 19B | 20A | 21D | 22A | 23A | 24B |
25B | 26B | 27D | 28C | 29D | 30D | 31D | 32D |
33B | 34A | 35A | 36C | 37D | 38C | 39B | 40D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Mai Thúc Loan. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Đề cương thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020
- 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Đề cương thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020
Chúc các em học tốt