Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 2

ĐỀ LUYỆN THI HK2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 12 – ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi  trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng  ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

 Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự  mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim  trong rất nhiều lớp lồng.

 […] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi  ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không  có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi  đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ? (0,75đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm  nước. Nhưng  chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ? (1,0đ)

Phần II: Làm văn(7 điểm)

Cảm nhận của em về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Liên hệ với chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm  truyện ngắn.

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1.

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2.

  • Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3.

  • Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4.

  • Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

Phần II: Làm văn

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát hai nhà văn, hai tác phẩm và hai chi tiết.
  • Giới thiệu về chi tiết nghệ thuật

2. Thân bài

2.1 Chi tiết bát cháo cám:

Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong bữa cơm ngày đói đón con dâu mới của bà cụ Tứ.

Ý nghĩa về nội dung:

  • Thể hiện số phận của một bà mẹ nghèo khổ trong nạn đói Ất Dậu năm 1945.
  • Tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của  con trai.
  • Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, vẻ  đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít lúc bấy giờ. Chính chúng là thủ phạm đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bi đát nhất.
  • Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn thương yêu, cưu mang nhau,  có niềm tin vào tương lai và sự sống bất diệt.

Ý nghĩa nghệ thuật :

  • Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và hành động của nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
  • Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng lớn: tin tưởng vào khát vọng sống hạnh phúc và sức mạnh của tình thương,  của  tình  người.

2.2 Liên hệ với chi tiết bát cháo hành:

Xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện, sau khi  Chí Phèo gặp Thị Nở được Thị Nở chăm sóc.

Về nội dung:

  • Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí.
  • Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng
  • Đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.

Về nghệ thuật:

  • Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
  • Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 2. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?