SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 | KỲ KSCL THI THPTQG NĂM 2020 LẦN 3 Đề thi môn: Sinh hoc Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề. Đề thi gồm 4 trang.
| |
Họ, tên thí sinh:............................................................... Số báo danh: ...................... |
Mã đề 206
| |
Câu 81: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Cân bằng nhiệt giữa cây và môi trường. B. Tạo ra chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật.
C. Điều hòa thành phần không khí. D. Tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ.
Câu 82: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E coli làm tế bào nhận vì E coli
A. chưa có nhân chính thức. B. có rất nhiều trong tự nhiên.
C. dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh. D. có cấu trúc tế bào đơn giản.
Câu 83: Khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, cơ quan nào có trách nhiệm trực tiếp thực hiện điều hòa nồng độ đường?
A. Tuyến tụy. B. Dạ dày. C. Gan. D. Thận.
Câu 84: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào quy định?
A. Tác động của con người. B. Kiểu hình của cơ thể.
C. Kiểu gen của cơ thể. D. Điều kiện môi trường.
Câu 85: Gen chi phối đến sự biểu hiện nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen tăng cường. D. gen đa hiệu.
Câu 86: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
A. Có hiện tượng di nhập gen. B. Không có chọn lọc tự nhiên.
C. Quần thể có kích thước lớn. D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 87: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết hoàn toàn.
Câu 88: Đột biến cấu trúc NST nào sau đây thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng tạo sự đa dạng cho loài?
A. Chuyển đoạn NST. B. Lặp đoạn NST. C. Mất đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.
Câu 89: Nước luôn xâm nhập thụ động vào các tế bào lông hút theo cơ chế:
A. Thẩm tách. B. Khuếch tán. C. Hoạt tải. D. Thẩm thấu.
Câu 90: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. bất thụ. B. ưu thế lai. C. thoái hóa giống. D. siêu trội.
Câu 91: Trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm, thể ba nhiễm có số lượng NST là:
A. 9. B. 18. C. 12. D. 7.
Câu 92: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể. B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp. D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 93: Ở một loài lưỡng bội có bố NST 2n=18, hai thể đột biến nào sau đây có số lượng NST trong bộ NST bằng nhau?
A. Thể ba nhiễm kép và thể khuyết nhiễm. B. Thể khuyết nhiễm và thể một nhiễm kép.
C. Thể một nhiễm kép và thể đa nhiễm. D. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép.
Câu 94: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 95: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển. B. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối.
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối. D. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn.
Câu 96: Ở một hồ nước, khi đánh bắt cá mà các mẻ lưới thu được tỉ lệ cá con quá nhiều thì ta nên
A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định.
B. dừng ngay việc đánh bắt, tránh nguồn cá cạn kiệt.
C. tiếp tục đánh bắt vì quần thể đang ở trạng thái trẻ.
D. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
Câu 97: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là:
A. A liên kết với X, G liên kết với T. B. A liên kết với U, G liên kết với X.
C. A liên kết với T, G liên kết với X. D. A liên kết với U, G liên kết với U.
Câu 98: Mối quan hệ nào giữa gen và các sản phẩn được quy định bởi gen là chính xác nhất?
A. Một gen quy định một kiểu hình. B. Một gen quy định một chuỗi polipeptit.
C. Một gen quy định một tính trạng. D. Một gen quy định một enzim/protein.
Câu 99: Tính trạng tương phản là cách biểu hiện
A. khác nhau của một tính trạng. B. khác nhau của nhiều tính trạng.
C. giống nhau của một tính trạng. D. giống nhau của nhiều tính trạng.
Câu 100: Mọi sinh vật đều dùng chung một mã di truyền và 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng địa lí sinh học.
C. bằng chứng phôi sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 101: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một đoạn polinuclêôtit.
Câu 102: Tác động của các sinh vật lên một cơ thể sinh vật khác được xem là loại nhân tố sinh thái nào sau đây?
A. Nhân tố vô sinh. B. Nhân tố trực tiếp. C. Nhân tố hữu sinh. D. Nhân tố gián tiếp.
Câu 103: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?
A. AA x Aa. B. aa x aa. C. AA x AA. D. Aa x Aa.
Câu 104: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột. B. làm tăng nhu động ruột.
C. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học. D. thuận lợi cho thức ăn ngấm dịch vị.
Câu 105: Ý nghĩa của hoá thạch trong nghiên cứu tiến hóa là
A. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
D. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
Câu 106: Pôliribôxôm có vai trò gì?
A. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein khác loại.
B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
C. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein cùng loại.
D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
Câu 107: Gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho một cây tứ bội lai với cây tứ bội khác kiểu gen thu được F1 toàn cây tứ bội hoa đỏ, có bao nhiêu phép lai cho kết quả nói trên nếu ta không tính các trường hợp thay đổi vai trò của bố mẹ?
A. 7. B. 6. C. 8. D. 9.
Câu 108: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có tỉ lệ các kiểu gen là 60% AA: 40% Aa, tần số tương đối của các alen trong quần thể khi đó là:
A. 0,8A : 0,2a. B. 0,7A : 0,3a. C. 0,25A : 0,75a. D. 0,65A : 0,35a.
Câu 109: Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen \(\frac{{ABCD}}{{abcd}}\) \(\frac{{EFGH}}{{efgh}}\). Giao tử tạo ra do đột biến đảo đoạn trong giảm phân là:
A. Giao tử mang ABCD và EGFH. B. Giao tử mang abcd và EFGH.
C. Giao tử mang abcdd và EFGGH. D. Giao tử mang ABC và EFGHD.
Câu 110: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?
A. Đột biến cấu trúc NST không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản.
B. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST.
C. Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính.
D. Đột biến đảo đoạn không thể làm thay đổi số lượng gen và hình dạng của NST.
Đáp án Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp năm 2020 môn Sinh
81 | A |
82 | C |
83 | C |
84 | C |
85 | D |
86 | A |
87 | D |
88 | D |
89 | D |
90 | B |
91 | A |
92 | C |
93 | B |
94 | D |
95 | B |
96 | B |
97 | B |
98 | B |
99 | A |
100 | D |
101 | B |
102 | C |
103 | A |
104 | A |
105 | D |
106 | C |
107 | A |
108 | A |
109 | A |
110 | B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 111-120 của Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp năm 2020 môn Sinh vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !