Đề KSCL môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh lần 2 có đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH                       

 TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC                                

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II – NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC – KHỐI 12 (KHXH)

Thời gian làm bài : 50 phút

  1. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Lai phân tích là phép lai nhằm:    

A. Kiểm tra gen nằm trong nhân hay tế bào chất

B. Kiểm tra gen nằm trên NST thường hoặc trên NST giới tính

C. Kiểm tra tính lệ thuộc vào môi trường hoặc lệ thuộc kiểu gen

D. Kiểm tra kiểu gen của 1 tính trạng ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp

 Câu 2. Khi giảm phân tạo giao tử, các alen của cùng một gen :

A. Phân ly đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen.

B. Phân ly không đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen.

C. Phân ly đồng đều về các giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

 D. Phân ly không đồng đều về các giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

 Câu 3. Đem lai cây hoa đỏ (Rr) với cây hoa trắng (rr). Kế quả thu được ở F1 là:

A. 100% hoa đỏ (Rr).                                                 B. 75% hoa đỏ (Rr) : 25% hoa trắng (rr).

C. 50% hoa đỏ (RR) : 50% hoa trắng (rr).                D. 50% hoa đỏ (Rr) : 50% hoa trắng (rr).

Câu 4. Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F2 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

A. 1/4.                         B. 1/3.                         C. 3/4.                         D. 2/3.

Câu 5. Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là:

A. AA x Aa.               B. AA x AA.              C. Aa x Aa.                D. AA x aa

Câu 6. Cho biết các bước của một quy trình như sau:

     1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

     2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

     3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

     4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

     Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:

     A. 1 → 2 → 3 → 4.         B. 3 → 1 → 2 → 4.         C. 1 → 3 → 2 → 4.         D. 3 → 2 → 1 → 4.

Câu 7. Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng

A. số cá thể có cùng một kiểu gen đó.                        B. số alen có thể có trong kiểu gen đó.

C. số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó.           D. số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

Câu 8. Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?

A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.

C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.

D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.

Câu 9. Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?

A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.

B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.

C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.

D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Câu 10. Thường biến là những biến đổi về

A. cấu trúc di truyền                                      B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.     

C. bộ nhiễm sắc thể.                                      D. một số tính trạng.

Câu 11. Nguyên nhân của thường biến là do

A. tác động trực tiếp của các tác nhân lý, hoá học. 

B. rối loạn phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.

C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.     

D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.

Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 13. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. vốn gen của quần thể.                                              B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể.                                            D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 14. Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể                           B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.        D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 15. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:

A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.                      B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.   

C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.                       D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 16. Đặc điểm về cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối trong thiên nhiên như thế nào?

A. Có cấu trúc di truyền ổn định.                               

B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.

C. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.               

D. Quần thể ngày càng thoái hoá.

Câu 17. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:

A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.        

B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.   

D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

Câu 18. Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

A. đột biến gen.               B. đột biến NST.              C. đột biến.                      D. biến dị tổ hợp.

Câu 19. Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở

A. vi sinh vật.                                      B. động vật.      

C. cây trồng.                                        D. động vật bậc cao.

Câu 20. Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen.                                                    B. gây đột biến dị bội.          

C. gây đột biến cấu trúc NST.                                      D. gây đột biến đa bội.

Câu 21. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho:      

A. tự thụ phấn.                     B. lai khác dòng.             C. lai khác thứ.                D. lai thuận nghịch.

Câu 22. Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là

A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc .                         B. làm cho tế bào to hơn bình thường.

C. cản trở sự phân chia của tế bào.                            D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.

Câu 23. Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến

A. thay thế cặp nuclêôtit.                                          B. thêm cặp nuclêôtit.     

C. mất đoạn nhiễm sắc thể.                                      D. mất cặp nuclêôtit.

Câu 24. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A. Ung thư máu.                                             B. Đao.                                      

C. Claiphentơ.                                                D. Thiếu máu hình liềm.

Câu 25. Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.               

B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.

C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.         

D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 26. Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do

A. các đột biến gen.                                  

B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. tế bào bị đột biến xôma.                    

 D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào.

Câu 27. Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.

D. Tất cả các giải pháp nêu trên.

Câu 28.  Ở người, ung thư di căn là hiện tượng

A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể. 

B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.

C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.

D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.

Đáp án phần trắc nghiệm đề KSCL môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU

ĐÁP ÁN

 CÂU

ĐÁP ÁN
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

{-- Nội dung đề từ câu 21-40 của Đề KSCL môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề KSCL môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?