Đề KSCL lần 3 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Tam Dương

    SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                                            ĐỀ KSCL LẦN 3

   TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG                                                               NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                      MÔN: NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0điểm)

Đọc văn bản:

                      Chuyện kể rằng 
                      Có quả trứng đại bàng
                      Rơi vào ổ gà đang ấp
                      Khi nở ra cùng với bầy gà
                      Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
                      Nhảy bay loạng choạng sân nhà.

                      Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
                      Về những đại ngàn bí mật
                      Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
                      Chỉ có khát vọng mơ hồ
                      Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
 
                       Làm sao mà ai biết
                       Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
                       Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
                               (Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247,  Nxb. Hội nhà văn, 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức  biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh bầy gà trong văn bản?

Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
Câu 4. Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thông điệp nào có ý nghĩa nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Trong văn bản ở phần Đọc hiểu, nhà thơ Đặng Hồng Thiệp đề cao Khát vọng, còn người xưa (Lão Tử) lại khuyên người đời nên sống Biết đủ, biết dừng (Tri túc, tri chỉ).  Anh/chị chọn cách sống nào? Hãy trình bày quan điểm cá nhân trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả tâm lí của nhân vật Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chi biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt".

Và ở đêm tình mùa xuân: "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mi đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

  (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.6 và tr.8)

Anh/chị hãy phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢ CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Các phương thức biểu đạt  được sử dụng trong văn bản: miêu tả, biểu cảm, tự sự.

Câu 2:

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng nổi bật được một hoặc tất cả các ý nghĩa của hình ảnh bầy gà:

  • Hoàn cảnh sống trói buộc, tù túng....
  • Cái tầm thường, thiển cận, hạn hẹp, kém cỏi….              

Câu 3:

Chỉ ra biện pháp tu từ: 

  • Ẩn dụ (vỗ cánh tung bay - sự trưởng thành, vươn tới tầm cao, vượt lên hoàn cảnh…)
  • Câu hỏi tu từ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...

Hiệu quả:

  • Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả.
  • Là lời khuyến khích con người mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân.

Câu 4:

Học sinh nêu được một thông điệp có ý nghĩa và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung các thông điệp, sau đây là một số phương án trả lời:

  •  Sống trong hoàn cảnh tầm thường, trói buộc, con người có thể trở nên tầm thường, thiển cận, vô dụng, kém cỏi… Vì thế, phải biết thay đổi, cải tạo hoàn cảnh hoặc vượt lên hoàn cảnh để mình là chính mình.
  • Con người cần khám phá, phát hiện những sở trường, năng lực vốn có của bản thân để phát huy nội lực, vươn tới tầm cao.
  • Con người phải có khát vọng lớn lao, cần dũng cảm bước ra cuộc đời rộng lớn, chấp nhận thử thách để trưởng thành.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu về hình thức:

  • Phải đáp ứng yêu cầu hình thức của một đoạn văn: Chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc có dấu chấm xuống  dòng.
  • Dung lượng phải đảm bảo khoảng 200 chữ.

Yêu cầu về nội dung:

Giải thích:

  • Khát vọng: mong muốn, đòi hỏi chính đáng với một sự thôi thúc mạnh mẽ.
  • Biết đủ, biết dừng: bằng lòng, nhận thức được giới hạn; không đòi hỏi, không ham muốn thêm ngoài cái mình đã có .

⇒ Hai ý kiến đưa ra hai lối sống khác nhau cho con người.

Bàn luận:

Thí sinh có thể bàn luận theo nhiều hướng khác nhau:

  • Đồng tình với quan điểm sống đề cao khát vọng:
  •  Để hướng tới những điều đẹp đẽ, lớn lao
  •  Để có động lực phát huy hết năng lực bản thân
  • Để có động lực vượt qua thử thách đến thành công

Đồng tình với quan điểm biết đủ, biết dừng:

  • Để thấy hạnh phúc,  hài lòng với bản thân, với hiện tại.
  • Để có cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, không bon chen…

Cái nhìn đa chiều về hai quan điểm sống: phân tích ưu, nhược điểm của hai quan điểm sống trên và rút ra kết luận: phải biết hài hòa giữa khát vọng và sự bằng lòng, không biến khát vọng thành tham vọng cũng như không biến sự bằng lòng thành chấp nhận, cam chịu.

Bài học:

  • Cần nhận thấy vai trò của lối sống mà bản thân đã lựa chọn.
  • Cần rèn luyện thể chất, trí tuệ và kĩ năng sống để thực hiện được lối sống mà mình lựa chọn…

Câu 2:

Khái quát chung về tác giả, tác phẩm:
 Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Phân tích hình tượng nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

Khái quát về hình tượng nhân vật Mị:

  • Mị vốn là một cô gái Tây Bắc trẻ đẹp, có tài thổi sáo.
  • Ở Mị, người đọc bắt gặp nhiều phẩm chất tốt đẹp như: biết lao động, không ngại khó, ngại khổ, lại có khát vọng sống tự do và đặc biệt là một người con hiếu thảo.

 (Học sinh phân tích được dẫn chứng để thấy được các nội dung này)

⇒ Với những vẻ đẹp ấy, Mị có thể coi như bông hoa của núi rừng Tây Bắc, xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Phân tích hình ảnh Mị trong chi tiết miêu tả thứ nhất:

Vị trí của chi tiết: Chi tiết nằm ở phần đầu của tác phẩm, nhà văn nói về cuộc sống, sự thay đổi của Mị khi trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra.

Phân tích chi tiết:

  • Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra.
  • Cuộc sống của kiếp con dâu gạt nợ với Mị là cuộc sống còn khổ hơn cả chết, đã biến Mị thành một con người khác: Mị bị biến thành công cụ lao động, bị hành hạ về cả thể xác và tinh thần.
  • Mị bị mất đi ý thức phản kháng, chấp nhận cam chịu trở nên chai lì vô cảm với nỗi đau của chính mình: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi
  • Cuộc sống của một nô lệ, một công cụ lao động đã khiến Mị mất ý đi ý thức về quyền sống và thay vào đó là ý niệm bị “vật hóa”: Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
  • Mị cũng bị mất đi ý niệm về thời gian, ngày tháng đối với Mị chỉ còn là một chuỗi công việc nhàm chán bày ra trước mắt: Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những  việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề KSCL lần 3 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Tam Dương. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?