SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL LẦN 2
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ta ước mơ một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa bạn đến lý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí. Chẳng có buổi tiệc nào thực sự là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp của mình điều phải trả giá. Càng trả giá nhiều, càng nhận được nhiều.
Mong muốn một cuộc đời tốt đẹp, ở nhà cũng như ở công sở, mà không phải làm việc và giữ kỉ luật trong những công việc quan trọng cần làm thì chẳng khác nào mong muốn có khu vườn đẹp mà chẳng phải gieo trồng gì cả. Hoặc giống như ước mơ có thân hình người mẫu mà không chịu từ bỏ những thỏi chocolate hàng ngày. Hoặc giống như cầu xin được thành công trong công việc bằng việc uống một viên thuốc thần kì. Tại sao không tận tâm và cống hiến?
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng như đền Taj Mahal, như Vạn Lý Trường Thành, ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Việc kinh doanh thành công đâu phải tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Chắc chắn thế.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, trang180, trang181, NXB Trẻ, 2017)
Câu 1. Theo tác giả, những biện pháp hiệu quả nhất giúp con người “có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ” là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Anh /chị hiểu thế nào về ý kiến “Chẳng có gì miễn phí” được nói tới trong đoạn trích? (0,5 điểm).
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Tại sao không tận tâm và cống hiến?” (1,0 điểm)
Câu 4. Anh chị có cho rằng “Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến”? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của sự nỗ lực.
Câu 2. (5,0 điểm)
… Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
(Trích Việt Bắc, SGK Ngữ Văn 12, trang110,Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)
Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ ý kiến “Một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà.”
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Theo tác giả, những biện pháp hiệu quả nhất giúp con người có được một cuộc sống tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ là dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách.
Câu 2:
“Chẳng có gì miễn phí” được hiểu là chúng ta sẽ phải trả giá cho bất kì điều gì mình đạt được. Để có được thành quả mỗi người phải trả giá bằng công sức, mồ hôi, trí tuệ, sự tận tâm.
Câu 3:
Biện pháp tu từ:
Câu hỏi tu từ
Tác dụng:
- Gợi sự nhắc nhở, nhắn nhủ với người đọc về việc cần chấm dứt sự lười nhác mà hãy chăm chỉ, cam kết, dốc lòng, dốc sức cống hiến.
- Đặt ra vấn đề một cách lôi cuốn, gây chú ý với người đọc
- Tạo được sự đối thoại cho văn bản, giọng điệu tha thiết, sôi nổi
Câu 4:
Đồng tình với ý kiến Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến
Lí giải:
- Điều tốt đẹp trên đời thường không đến từ may mắn, ngẫu nhiên. Nếu lười nhác, không hành động không thể có thành quả ngọt ngào.
- Điều tốt đẹp trên đời có được là nhờ nỗ lực phấn đấu. Để có được điều tốt đẹp con người phải đổ công sức, nước mắt, mồ hôi, thậm chí là xương máu.
- Chỉ có sự cống hiến hết mình, mới đem đến cho cuộc đời mình và xã hội những điều tốt đẹp nhất.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của nỗ lực tức là những điều tốt đẹp mà nỗ lực mang lại cho con người
Triển khai vấn đề nghị luận
Giải thích:
Nỗ lực là dùng sức lực, trí tuệ của bản thân tập trung thực hiện một việc nào đó. Giá trị của nỗ lực là những điều tốt đẹp mà nỗ lực mang lại cho con người.
Bàn luận:
- Nhờ nỗ lực mà con người khám phá và đánh thức những khả năng còn tiềm ẩn trong chính mình.
- Nỗ lực giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách để thành công.
- Nỗ lực cũng đem lại cho con người cảm giác hài lòng về chính mình. Ngay cả khi thất bại ta cũng không nuối tiếc vì đã nỗ lực hết mình
- Càng nỗ lực con người càng có nhiều cơ hội và may mắn trong cuộc sống.
- Phê phán những người lười nhác, không nỗ lực, chỉ thụ động ỷ lại vào người khác và chờ đợi may mắn.
- Cần trân trọng sự nỗ lực và thành tựu của người khác
(Lưu ý: Thí sinh cần đưa 1 hoặc 2 dẫn chứng tiêu biểu và nêu ngắn gọn)
Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được giá trị của nỗ lực.
- Không ngừng nỗ lực, tích cực hành động một cách hiệu quả để có được thành công.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn qui tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, trình bày sạch sẽ, sáng rõ
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích đoạn thơ để làm rõ tính dân tộc đậm đà ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật trong đoạn
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Thí sinh có thể triển khai bài viết theo những cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu sau:
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, trích ý kiến
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông là thơ trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc
- Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sự nghiệp văn học của Tố Hữu.
- Trích ý kiến.
- Trích đoạn thơ
Giải thích nhận định:
- Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng- thẩm mĩ độc đáo của sáng tác văn học, thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm với văn hóa tinh thần dân tộc.
- Tính dân tộc đậm đà nghĩa là thơ Tố Hữu thể hiện một cách nổi bật, rõ nét ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật như phản ánh được nếp cảm nếp nghĩ quen thuộc trong tư duy của dân tộc, biểu hiện sinh động nhất những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc; thể loại, biện pháp tu từ ngôn ngữ…mà dân tộc yêu thích
Phân tích, chứng minh:
Tính dân tộc thể hiện ngay trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ: sự kiện trong đại, gần gũi với dân tộc trở thành cảm hứng sáng tác của Tố Hữu
Tính dân tộc thể hiện qua nghĩa tình cách mạng, sự gắn bó xuôi- ngược, giữa nhân dân- cách mạng. Nghĩa tình không đi ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn chứng minh cho cách ứng xử trọng tình trọng nghĩa của dân tộc. Đồng thời cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: quý trọng nghĩa tình, thủy chung son sắt
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Yên Lạc . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---