SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát |
Câu 41. Phương pháp điều chế kim loại kiềm là
A. nhiệt luyện. B. thủy luyện.
C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.
Câu 42. Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là
A. đioxin. B. 3-MCPD. C. nicotin. D. TNT.
Câu 43. Phân đạm ure có công thức hóa học là
A. (NH4)2CO. B. (NH4)2CO3. C. (NH2)2CO3. D. (NH2)2CO.
Câu 44. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng đến cực đại.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 45. Một mẫu nước có chứa các ion \(C{a^{2 + }},M{g^{2 + }},HCO_3^ - ,C{l^ - },SO_4^{2 - }.\) Chất được dùng để làm mềm mẫu nước trên là
A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaHCO3.
Câu 46. Chất phản ứng được với tất cả các chất trong dãy Na, Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 là
A. glixerol. B. saccarozơ. C. etilenglicol. D. glucozơ.
Câu 47. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion \(P{b^{2 + }},F{{\rm{e}}^{3 + }},C{u^{2 + }},H{g^{2 + }},...\) người ta có thể dùng
A. H2SO4. B. etanol. C. Ca(OH)2. D. đimetyl ete.
Câu 48. Trong các chất sau: etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất có phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime là
A. propen, benzen. B. stiren, propen.
C. stiren, glyxin. D. propen, benzen, glyxin, stiren.
Câu 49. Trong phản ứng: \(F{\rm{e}} + C{u^{2 + }} \to F{{\rm{e}}^{2 + }} + Cu.\) Chất bị oxi hóa là
A. Fe. B. \(F{{\rm{e}}^{2 + }}.\) C. \(C{u^{2 + }}.\) D. Cu
Câu 50. Công thức tổng quát của hiđrocacbon X bất kì có dạng \({C_n}{H_{2n + 2 - 2k}}\)
A. \(k = 1,n \ge 2 \to \) X là anken hoặc xicloankan. B. \(k = 2,n \ge 2 \to \) X là ankin hoặc ankađien.
C. \(k = 0,n \ge 1 \to \) X là ankan. D. \(k = 4,n \ge 6 \to \) X là aren.
Câu 51. Thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit thu được
A. C2H5COOH, CH2=CH-OH. B. C2H5COOH, HCHO.
C. C2H5COOH, CH3CH2OH. D. C2H5COOH, CH3CHO.
Câu 52. Saccarozơ có công thức phân tử là
A. C6H10O8. B. C6H12O6. C. (C6H10O5)8. D. C12H22O11.
Câu 53. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. \(3F{\rm{e}} + 2{{\rm{O}}_2} \to F{{\rm{e}}_3}{O_4}.\) B. \(2F{\rm{e}} + 3C{l_2} \to 2F{\rm{e}}C{l_3}\)
C. \(2F{\rm{e}} + 3{I_2} \to 2F{\rm{e}}{I_3}\) D. \(F{\rm{e}} + S \to F{\rm{eS}}{\rm{.}}\)
Câu 54. Số đipeptit có thể tạo thành từ phân tử glyxin và phân tử alanin là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 55. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)?
A. \(Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} + 2{H_2}O.\)
B. \(Ca{\left( {OH} \right)_2} + 2HCl \to CaC{l_2} + 2{H_2}O.\)
C. \(C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COON{\rm{a}} + {H_2}O.\)
D. \(Mg{\left( {OH} \right)_2} + 2HCl \to MgC{l_2} + 2{H_2}O.\)
Câu 56. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. \(F{\rm{e}} + F{{\rm{e}}^{3 + }}.\) B. \(Ni + M{g^{2 + }}.\) C. \(A{g^ + } + F{{\rm{e}}^{2 + }}.\) D. \(Cu + A{g^ + }.\)
Câu 57. Cho các chất: axit propionic (X); axit axetic (Y); ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Đây gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. Z, T, Y, X. B. T, X, Y, Z. C. Y, T, X, Z. D. T, Z, Y, X.
Câu 58. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl axetat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2,70 gam. B. Giảm 7,38 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,74 gam.
Câu 59. Phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Chất có thể dùng làm sạch được chất cặn đó là
A. NaCl. B. NH3. C. NaOH. D. CH3COOH.
Câu 60. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
(2) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Đốt HgS trong không khí.
(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(6) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
...
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ
41-C | 42-A | 43-D | 44-A | 45-B | 46-D | 47-C | 48-B | 49-A | 50-C |
51-D | 52-D | 53-C | 54-A | 55-B | 56-B | 57-D | 58-B | 59-D | 60-A |
61-D | 62-B | 63-C | 64-A | 65-B | 66-D | 67-B | 68-A | 69-C | 70-D |
71-D | 72-C | 73-B | 74-C | 75-D | 76-A | 77-B | 78-A | 79-C | 80-D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề KSCL lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !