Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THCS Minh Tân

 

TRƯỜNG THPT MINH TÂN

ĐỀ KIỂM TRA THỬ 1 TIẾT CHƯƠNG 3

HÌNH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

 

Câu 1: Trong không gian Oxyz , phương trình của mặt phẳng (P)  đi qua điểm\(M\left( -2;3;1 \right)\) và song song với mặt phẳng \(\left( Q \right):4x-2y+3z-5=0\) là

A. \(\text{4x-2}y+3z+11=0\)                              B. \(\text{4x-2}y-3z-11=0\)

C. \(\text{- 4x+2}y-3z+11=0\)                           D. \(\text{4x+2}y+3z+11=0\)

Câu 2: Trong không gian Oxyz cho ba vectơ \(\overrightarrow{a}=(-1;1;0)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;0)\) và \(\overrightarrow{c}=(1;1;1)\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. \(\overrightarrow{a}\bot \overrightarrow{b}\)                               B. \(\left| \overrightarrow{c} \right|=\sqrt{3}\)                 

C. \(\overrightarrow{b}\bot \overrightarrow{c}\)                               D. \(\left| \overrightarrow{a} \right|=\sqrt{2}\)

Câu 3: Trong không gian Oxyz  cho hai điểm M(0;3;7)I(12;5;0).  Tìm tọa độ N  sao cho I là trung điểm của MN.

A. \(\left( 0;1;-1 \right).\)                                    B. \(\left( 2;5;-5 \right).\)

C. \(\left( 1;2;-5 \right).\)                                   D. \(\left( 24;7;-7 \right).\)

Câu 4: Khoảng cách từ điểm M(-2; -4; 3) đến mặt phẳng (P) có phương trình 2xy + 2z – 3 = 0 là:

A. 3                                 B. 1                                 C. 4                                 D. 2

Câu 5: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm A(-4;1;-2) và vuông góc với hai mặt phẳng (α): 2x-3y+5z-4=0, (β): x+4y-2z+3=0

A. 14x+9y-11z+43=0  B. 14x-9y-11z-43=0    C. 14x-9y-11z+43=0   D. 14x+9y-11z+43=0

Câu 6: Trong không gian Oxyz cho 2 điểm A(1;2;3), B(4;4;5). Tọa độ điểm M\( \in \) (Oxy) sao cho tổng \(M{A^2} + M{B^2}\) nhỏ nhất là:

A.  \(M\left( {\frac{{17}}{8};\frac{{11}}{4};0} \right)\)             B.    \(M\left( {\frac{{1}}{8};\frac{{1}}{4};0} \right)\)               

C. \(M\left( {1;\frac{1}{2};0} \right)\)                             D. \(M\left( {\frac{{1}}{8};\frac{{11}}{4};0} \right)\) 

Câu 7: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P): x - y + 4z - 4 = 0 và mặt cầu  (S): \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x - 10z + 4 = 0\) . Mặt phẳng (P) cắt mặt cầu (S) theo giao tuyến là đường tròn có bán kính bằng:

A.  \(\sqrt 3 \)                             B. \(\sqrt 7 \)                              C. 2                                 D. 4

Câu 8: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P): \(x-2y+z+5=0\) và (Q): \(2x-4y+2\text{z}+1=0\)

A. \(\frac{3\sqrt{6}}{4}\)                   B. \(\frac{9\sqrt{6}}{4}\)      C. \(\frac{\sqrt{6}}{12}\)                                D. 7

Câu 9: Cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 4y + z - 1 = 0\). Tâm I  và bán kính R của mặt cầu (S) là:

A. \(I\left( 2;4;1 \right)\) và \(R=\sqrt{10}\)                                   B. \(I\left( -1;-2;\frac{1}{2} \right)\) và \(R=\frac{\sqrt{10}}{2}\)

C. \(I\left( 1;2;-\frac{1}{2} \right)\) và \(R=\frac{\sqrt{21}}{2}\)          D. \(I\left( -2;-4;-1 \right)\) và \(R=\sqrt{21}\)

Câu 10: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(B\left( 2;-1;-3 \right)\), B' là điểm đối xứng với B qua mặt phẳng (Oxy).Tìm tọa độ điểm B .

A. \(\left( 2;-1;3 \right)\)                                     B. \(\left( 2;1;3 \right)\)   

C. \(\left( -2;1;-3 \right)\)                                   D. \(\left( -2;1;3 \right)\)
Câu 11: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxy, cho mặt cầu \((S):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-4y-6z+m-3=0\) .Tìm số thực m để \(\left( \beta  \right):2x-y+2z-8=0\) cắt (S) theo một đường tròn có chu vi bằng \(8\pi \).

A. \(m=-1\)                    B. \(m=-2\)                    C. \(m=-3\)                    D. \(m=-4\)

Câu 12: Cho hai điểm A(-3; 1; 2) và B(1; 0; 4). Mặt phẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB có phương trình là:

A. 4x – y + 2z – 9 = 0  B. 4x + y + 2z + 7 =0   C. 4x – y + 2z + 9 =0   D. 4x – y – 2z + 17 =0

Câu 13: Trong hệ trục tọa độ Oxyz cho \(\overrightarrow u  = \left( {4;3;4} \right),\overrightarrow v  = \left( {2; - 1;2} \right),\overrightarrow w  = \left( {1;2;1} \right)\). Khi đó \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right]\overrightarrow w \) là:

A. 2                                 B. 0                                 C. 1                                 D. 3

Câu 14: Phương trình  mặt phẳng đi qua 2 điểm A(1; -1; 5), B(0; 0; 1) và song song với Oy là

A. x - 4z + 1 = 0                 B. 4y - z + 1 = 0               C. 4x - y + 1 = 0              D. 4z - z + 1 = 0

Câu 15: Cho 4 điềm A(3; -2; -2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1) và D(-1; 1; 2). Mặt cầu tâm A và tiếp xúc với mặt phẳng (BCD) có phương trình là:

A. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = \sqrt {14} \)                       B. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 14\)

C.   \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 14\)                      D. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = \sqrt {14} \)

Câu 16: Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I(1 ; 0 ; -2) , bán kính R = \(\sqrt 2 \)

A. (S):  (x- 1)2 + y2 + (z- 2 )2 = 2                        B. (S) :(x- 1)2 + y2 + (z + 2)2 = 2.

C. (S):  (x+ 1)2 + y2 + (z – 2)2 = 2                     D. (S):  (x- 1)2 + y2 + (z- 2 )2 = 2

Câu 17: Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng 2x - y –z =0?

A.   \(\overrightarrow n  = \left( {2;1; - 1} \right)\)            B. \(\overrightarrow n  = \left( {1;2; 0} \right)\)                C.  \(\overrightarrow n  = \left( {0;1;2} \right)\)              D. \(\overrightarrow n  = \left( {-2;1;1} \right)\)

Câu 18: Hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\): 3x + 2y – z + 1 = 0 và \(\left( {\alpha '} \right)\): 3x + y + 10z – 1 = 0

A. Cắt nhau nhưng không vuông góc với nhau;         B. Trùng nhau;

C. Vuông góc với nhau.                                             D. Song song với nhau;

Câu 19: Trong các khằng định sau, khẳng định nào đúng?

A. phương trình của mặt phẳng (Oxz) là: \(z=0\)

B. phương trình của mặt phẳng (Oxz) là: \(x=0\)

C. phương trình của mặt phẳng (Oxz) là: \(x+z=0\)

D. Phương trình của mặt phẳng (Oxz) là: \(y=0\)

Câu 20: Cho 2 điểm A(2; 4; 1), B(–2; 2; –3). Phương trình mặt cầu (S) đi qua điểm A và có tâm B là:

A. \({{(x+2)}^{2}}+{{(y+2)}^{2}}+{{(z+3)}^{2}}=36\)                B. \({{(x-2)}^{2}}+{{(y+2)}^{2}}+{{(z-3)}^{2}}=36\)

C. \({{(x+2)}^{2}}+{{(y-2)}^{2}}+{{(z+3)}^{2}}=\sqrt{36}\)        D. \({{(x+2)}^{2}}+{{(y-2)}^{2}}+{{(z+3)}^{2}}=36\)

Câu 21: Trong không gian Oxyz cho các điểm A(3; -4; 0), B(0; 2; 4), C(4; 2; 1). Tọa độ điểm D trên trục Ox sao cho AD = BC là:

A. D(0;0;-3) hoặc D(0;0;3)                                  B. D(0;0;0) hoặc D(0;0;6)

C. D(0;0;2) hoặc D(0;0;8)                                   D. D(0;0;0) hoặc D(0;0;-6)

Câu 22: Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua 2 điểm A(2; -1; 4), B(3; 2; -1) và \(\left( \alpha  \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( \beta  \right):x + y + 2z - 3 = 0\)

A. \(\left( \alpha  \right):11x - 7y - 2z + 21 = 0\)                                      B. \(\left( \alpha  \right):11x - 7y - 2z - 21 = 0\)  

C.   \(\left( \alpha  \right):2x - y + 4z - 21 = 0\)                                          D. \(\left( \alpha  \right):2x - y + 4z + 21 = 0\)  

Câu 23: Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua M(2; 1; 4) và cắt các tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại A, B, C sao cho tam giác ABC đều

A. \(\left( \alpha  \right):x + y + z - 7 = 0\)                                               B. \(\left( \alpha  \right):x + 2y + z - 8 = 0\)   

C.  \(\left( \alpha  \right):x + 2y + 2z - 12 = 0\)                                          D. \(\left( \alpha  \right):x + 2y + 3z - 16 = 0\)   

Câu 24: Cho hai mặt phẳng (P):3x + 3y - z + 1 = 0; (Q): (m-1)x + y - (m+2)z - 3 = 0 . Xác định m để hai mặt phẳng (P), (Q) vuông góc với nhau.

A. m = 2                         B. \(m = \frac{1}{2}\)                          C.  \(m = \frac{-3}{2}\)                     D. \(m = \frac{-1}{2}\)

Câu 25: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho tam giác BCD có B(-1; 0; 3), C(2; -2; 0), D(-3; 2; 1) .Tính diện tích S của tam giác BCD.

A. \(S = \sqrt {62} \)    B. \(S = \sqrt {26} \)      C. \(S = \frac{{\sqrt {23} }}{4}\)    D. \(S = 2\sqrt {62} \)

 

---Để xem chi tiết Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THCS Minh Tân, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra thử 1 tiết Chương 3 Hình học 12 năm 2020 Trường THCS Minh Tân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?