TRƯỜNG THPT THANH ĐA
ĐỀ THI HK2
NĂM: 2019-2020
MÔN: ĐỊA 12
Câu 1: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
B. có vị trí chính trị quan trọng trên trường quốc tế.
C. có dân số đông, nguồn lao động dồi dào giá rẻ.
D. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn trên thế giới.
Câu 2: Cho bảng số liệu
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 1955 - 2017
Năm | 1955 | 1970 | 1985 | 2005 | 2017 |
Số dân thành thị (triệu người) | 32,1 | 60,4 | 113,5 | 231,8 | 315,8 |
Tỉ lệ dân thành thị (%) | 17,2 | 21,5 | 28,4 | 41,3 | 48,7 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Á giai đoạn 1955 - 2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Tròn.
Câu 3: Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. mùa khô hay bị thiếu nước ngọt. B. thiên tai thường xuyên xảy ra.
C. đất đai nhiều nơi bị thoái hóa. D. tài nguyên phân bố không tập trung.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không phải là nhân tố kết hợp với các nhân tố còn lại làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo hướng Tây Đông?
A. Địa hình nước ta cao ở phía Tây. B. Ảnh hưởng của hướng núi.
C. Ảnh hưởng của gió mùa D. Ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 6: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở.
A. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý
B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
D. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý
Câu 7: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng
A. Bắc Trung Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 8: Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
A. Đảm bảo việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu.
C. Phòng chống, khắc phục các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
D. Phát triển dân số và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên sạch.
Câu 9: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc không phải do sự khác nhau về
A. lượng mưa. B. số giờ nắng.
C. lượng bức xạ. D. nhiệt độ trung bình.
Câu 10. Khô hạn kéo dài ở miền Bắc thường xảy ra ở những nơi
A. có các khối núi cao. B. sườn núi đón gió biển.
C. đồng bằng ven biển. D. thung lũng khuất gió.
Câu 11. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là:
A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn. B. xây dựng các hồ chứa nước.
C. di dân ra khỏi vùng lũ quét. D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao
Câu 12. Có chế độ nước thất thường, lũ muộn chủ yếu vào mùa thu đông là đặc điểm của hệ thống sông miền:
A. Tây Bắc Bộ B. Đông Bắc Bộ
C. Trung Bộ D. Nam Bộ
Câu 13: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở.
A. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý
B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
D. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý
Câu 14: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì:
A. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. B. Có 3/4 diện tích đồi núi.
C. Nước ta chủ yếu là vùng đồi núi thấp. D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ?
A. Vùng có vùng biển rộng lớn ở phía đông. B. Ở phía tây của vùng có đồi núi thấp.
C. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.
Câu 16: Nhân tố nào sau đây không phải là yếu tố gây mưa nhiều cho Bắc Trung Bộ?
A. có địa hình cao, đón gió. B. Tác động gió mùa và bão
C. dải hội tụ nhiệt đới . D. Địa hình song song với hướng gió
Câu 17: Quá trinh đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm:
A. Quá trình đô thị hoá bị chững lại do chiến tranh.
B. Phát triển rấtt mạnh trên cả hai miền.
C. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.
Câu 18: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ
A. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên. B. Dân cư đang có xu hương chuyên từ nông thôn lên thành thị. |
| |
C. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. D. Việc đa đạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn |
|
|
Câu 19 . Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua
A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế D. Cơ cấu dân số theo giới tính.
Câu 20.Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến
A. Bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân.
B. Suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,
C. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất.
D. Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
Câu 21. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố :
A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
C. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
Câu 22 Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là :
A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
B. Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
C. Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
D. Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.
Câu 23. Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?
A. Phong Nha – Kẻ Bàng.
B. Phố cổ Hội An.
C. Tràng An.
D. Vịnh Hạ Long.
Câu 24. Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường sắt Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới?
A. Do công nghệ quá lạc hậu, lại ít được đầu tư quan tâm.
B. Do sự xuất hiện các phương tiện khác hiện đại hơn.
C. Do nhu cầu đi lại của người dân suy giảm.
D. Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đường sắt yếu kém.
Câu 25. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?
A. 21 021,12 tỉ đồng. B. 57 812,14 tỉ đồng. C. 18 536,68 tỉ đồng. D. 45 285,47 tỉ đồng.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !