Đề kiểm tra kim loại kiềm môn Hóa học 12 Trường THPT Hiệp Thành

TRƯỜNG THPT HIỆP THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA KIM LOẠI KIỀM

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2np1.      

B. ns1C. ns2.              

D. ns2np2.

Câu 2: Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là

A. +4. 

B. +1. 

C. +2.   

D. +3.

Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al. 

B. Li.   

C. Mg. 

D. Ca.

Câu 4: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 1. 

B. 3.     

C. 2.     

D. 4.

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Cs, Ca, Al, Na. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 3. 

B. 1.

 C. 4.                             

D. 2.

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 2. 

B. 1. 

C. 3.                             

D. 4.

Câu 7: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe. 

B. Na. 

C. Mg. 

D. Al.

Câu 8: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành

A. Na2O và O2

B. NaOH và H2.            

C. Na2O và H2.             

D. NaOH và O2.

Câu 9: Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do Na đã bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí?

A. O2.               

B. H2                        

C. CO2.                  

D. O2 và H2O.

Câu 10: Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là

A. Na2CO3

B. NaOH. 

C. NaCl.           

D. NaNO3.

Câu 11: Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp

A. thuỷ luyện. 

B. nhiệt luyện 

C. điện phân dung dịch.   

D. điện phân nóng chảy.

Câu 12: Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện?

A. Li

B. Na.  

C. K.    

D. Cs.

Câu 13: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với natri?

A. Cấu hình electron [Ne]3s2

B. kim loại nhẹ, mềm.

C. Mức oxi hóa trong hợp chất +1. 

D. Ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? Trong nhóm kim loại kiềm, theo chiều từ Li đến Cs

A. độ âm điện tăng dần. 

B. tính kim loại tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần. 

D. khả năng khử nước tăng dần.

Câu 15: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do:

A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.

B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.

C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.

D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.

Câu 16: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do:

A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững.

B. Lớp ngoài cùng có một electron.

C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác.

D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi mỗi chu kì.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Các kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

Câu 18: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

C. Khả năng phản ứng với nước giảm dần theo chiều tăng số hiệu nguyên tử

D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa là +1.

Câu 19: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải của kim loại kiềm?

A. Đều khử được nước dễ dàng.  

B. Chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

C. Hiđroxit dều là những bazơ mạnh.   

D. Đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.

B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì.

C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

Câu 22: Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện.

Câu 23: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:

(1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp;

(2) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân;

(3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;

(4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ;

(5) Chế tạo hợp kim Li – Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không. Phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3), (5).        

B. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (3), (4), (5).    

D. (1), (2), (4), (5).

Câu 24: Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?

A. Ngâm trong giấm. 

B. Ngâm trong etanol.

C. Ngâm trong nước. 

D. Ngâm trong dầu hỏa.

Câu 25: Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3. Số phản ứng xảy ra là

A. 4. 

B. 2. 

C. 3.     

D. 5.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề kiểm tra kim loại kiềm môn Hóa học 12 Trường THPT Hiệp Thành. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?