TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12
I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
“….. Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này! …..Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình'”. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!”.
(Trích: Thư gửi con trai – Cựu Thủ Tướng Đài Loan-Tôn Vận Tuyền)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của văn bản trên?
Câu 3: Em nhận thức được bài học gì cho bản thân từ những lời người cha nói với con trai mình trong bức thư?
Câu 4: Em hiểu thế nào về nhận định: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình”? Trình bày ý kiến trong khoảng 5 đến 7 dòng.
II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM):
Câu 1. Nghị luận xã hội (2đ):
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về: “Sức mạnh của niềm tin” đối với sự thành công của mỗi người?
Câu 2. Nghị luận văn học (5đ):
Cho đoạn văn sau. “….Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. 2 Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được….Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con….May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được. Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: -Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: -Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá….Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
(Trích: Vợ nhặt - Kim Lân , Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ Nhặt.
...........HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2:
Nội dung: Là lời người cha về những điều làm nên sự thành công của con người: Sự hiểu biết, niềm tin, ước mơ và sự nỗ lực của bản thân.
Câu 3:
Bài học cho bản thân: Biết ước mơ, có niềm tin vào cuộc sống và không ngừng nỗ lực bản thân để đạt được đích thành công.
Câu 4:
- Câu nói nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của con đường đi đến thành công, tức là quá trình hành động, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Đánh giá sự thành công nếu chỉ nhìn vào kết quả cụ thể trước mắt chưa đủ mà phải thấy được “cuộc hành trình” đi đến kết quả ấy như thế nào. Bởi vì quá trình thực hiện để đạt được mục đích như thế bao giờ cũng đúc kết nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội.
1. Về hình thức:
HS cần viết đúng yêu cầu đoạn văn (khoảng 200 chữ), đảm bảo kết cấu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành…).
Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp; chữ viết rõ rang, đúng chính tả; có dẫn chứng chính xác, sinh động để minh họa cho lí lẽ lập luận.
2. Về nội dung
HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:
- Niềm tin là cảm giác tin tưởng của con người vào điều gì đó. Sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của con người.
- Sức mạnh niềm tin được thể hiện ở sự lạc quan, hướng đến tương lai, đặc biệt ta không coi khó khăn là vật cản mà coi đó là động lực giúp bản thân nghị lực trong mọi sân chơi.
- Niềm tin là động lực mạnh mẽ đưa con người bước qua khó khăn và đến đỉnh vinh quang.
- Niềm tin cần thực tế với khả năng bản thân, vì có khi chúng ta cũng thất bại bởi niềm tin mù quáng của mình. Bản thân mỗi người cần có niềm tin, bắt đầu từ việc xây dựng ước mơ, tin tưởng bản thân mình sẽ làm được.
Câu 2. Nghị luận văn học.
1. Về hình thức:
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận; bố cục bài viết mạch lạc, đảm bảo liên kết giữa các phần; diễn đạt rõ ràng, chính xác, đầy đủ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, phong cách….
2. Về nội dung của bài viết:
Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được một số yêu cầu sau.
2.1 Mở bài:
- Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là nhưng người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.
- Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.
- Bà cụ Tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.
- Đoạn trích thể hiện rõ vẻ đẹp của bà…
2.2 Thân bài:
Giới thiệu chung về nhân vật
- Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.
- Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.
2.3 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích
Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:
- Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi ... còn con mình thì ...”.
- Bà cũng thấy tủi hờn cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.
- Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được . ”
- Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên ... u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.
- Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểmĐề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Trung Giã. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---