SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 10
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
PHÍA SAU BỨC TRANH VẼ CẢNH “SUM HỌP” GIA ĐÌNH
Câu chuyện về bức tranh vẽ chủ đề gia đình của cậu bé học tiểu học được một nhà tâm lý chia sẻ tại buổi chuyên đề về mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày nay. Cậu bé vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình khi đi du lịch, cả nhà đang ngồi ở bãi biển.
Trong bức tranh có đầy đủ các thành viên, ở đó ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad,… Còn cậu bé cầm quả bóng bay trên tay với sự lơ đãng, vô hồn. Có lẽ nếu như không có quả bóng, lúc này, cậu sẽ chẳng biết phải làm gì.
Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình.
(Nguồn: Hoài Nam, dantri.com.vn)
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình?
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua văn bản trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi người.
Câu 2. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ) để thấy được hình tượng đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa và giàu lòng dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác cho dân.
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt Nghị luận, Biểu cảm, Tự sự
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn văn: Sự lẻ loi, cô độc của các thành viên trong gia đình ngay khi ở cạnh người thân của mình trong chuyến du lịch/Mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái trong thời buổi hiện đại.
Câu 3:
Tác giả cho rằng: “Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình” vì:
- Đi du lịch nhưng mỗi người trong gia đình đều có niềm vui riêng của mình, không ai dành thời gian bên người thân (ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad...).
- Đặc biệt là cậu bé phải vô hồn chơi với quả bóng.
Câu 4:
Thông điệp: Học sinh có thể nêu nhiều thông điệp khác nhau nhưng thể hiện được ý nghĩa về gia đình (vai trò, tình cảm, sự thờ ơ của các thành viên trong gia đình thời buổi hiện đại).
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Nội dung:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Suy nghĩ về vấn đề nghị luận: vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi người:
Giải thích:
- Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên.
Vai trò của tình cảm gia đình:
- Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương.
- Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương.
- Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt trong hành động và ứng xử?
- Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---