Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Hữu Trác

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỮU TRẮC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM  HỌC 2019-2020

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

 

CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG.

Câu 1: Tội phản bội Tổ quốc làm lộ bí mật quân sự quốc gia thuộc loại hành vi vi phạm nào ?

A. Vi phạm dân sự.       

B. Vi phạm kỷ luật.

C. Vi phạm hành chính.       

D. Vi phạm hình sự.

Câu 2: Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là

A. quản lí tài sản cùng nhau, hoặc quản lý riêng

B. quản lí tài sản riêng của vợ (chồng)

C. tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau.

D. vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt

Câu 3: Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy phải đội

mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

A. Khi đi trên đường có tín hiệu đèn giao thông.

B. Khi tham gia giao thông.

C. Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ.

D. Khi đi trên các tuyến đường giao thông trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư.

Câu 4: Một nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. điều  kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

Câu 5: Hiến pháp mước ta được ban hành năm nào?

A. Năm 1992. 

B. Năm 2013. 

C. Năm 1980. 

D. Năm 1946.

Câu 6: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất?

A. Hiến pháp.   

B. Hiến pháp và luật.

C. Nghị định của chính phủ.   

D. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.

Câu 7: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

Câu 8: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. pháp luật phản ánh những nhu cầu,lợi ích của các tầng lớp trong xã hội

B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

C. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

D. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng ra cho nhân dân lao động.

Câu 9: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là

A. chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau là phải có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

D. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 10: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân là

A. tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.

B. khắc phục tư tưởng sống phong khoáng, sống buông thả.

C. khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ”.

D. phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.

Câu 11: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chất thì thuộc loại hành vi vi phạm nào?

A. bị xử phạt vi phạm hình sự. 

B. bị xử phạt vi phạm hành chánh.

C. vi phạm phap luật hanh chanh. 

D. vi phạm phap luật hinh sự .

Câu 12: Xác định đâu là nghĩa vụ của công dân?

A. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. 

B. Lao động, tự do kinh doanh.

C. Học tập, sở hữu tài sản 

D. Tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong

A. Luật  hôn nhân gia đình. 

B. Hiến pháp.

C. Luật  hình sự. 

D. Luật dân sự.

Câu 14: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

B. tập thể gia đình quan tâm đếnquyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau.

C. các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 15: Cơ quan nào có quyền ban hành Hiến pháp, luật?

A. Chính phủ. 

B. Chủ tịch nước. 

C. Thủ tướng. 

D. Quốc hội.

Câu 16: Công dân có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều có nghĩa vụ như nhau.

Câu 17: Bản chất giai cấp của pháp luật là

A. đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

B. phápluật là công cụ quản lý nhà nước.

C. Pháp luật là điều kiện  để nhà nước  ràng buộc mọi công dân.

D. đảm bảo  lợi ích của giai cấp lãnh đạo, nhưng giai cấp công nhân và nông dân được tự do dân chủ

Câu 18: Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người lao động và người sử dụng lao động.

B. người lao động và đại diện người lao động.

C. người lao động và đại diện người sử dụng lao động.

D. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

Câu 19: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là

A. những tài sản có trong gia đình.

B. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

C. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.

D. những tài sản hai người có được sau khi đám cưới

Câu 20: Luât hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” Điều này phù hợp với  

A. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

B. Hiến pháp.

C. quy tắc xử sử trong đời sống xã hội.

D. nguyện vọng của nhân dân.

Câu 21: Hiến pháp nước ta sửa đổi ban hành mới nhất vào năm nào?

A. Năm 1980. 

B. Năm 2013. 

C. Năm 1992. 

D. Năm 2002.

Câu 22:Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ kinh doanh.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 23: Hành vi nghỉ học quá 45 ngày không phép thuộc loại hành vi vi phạm nào?

A. Vi phạm dân sự.   

B. Vi phạm hình sự.

C. Vi phạm hành chính.   

D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 24:Thải các chất thải ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường

thuộc loại hành vi vi phạm nào?

A. Vi phạm dân sự.         

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm kỷ luật.         

D. Vi phạm hình sự.

Câu 25: Xác định đâu là quyền của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc.   

B. Nộp thuế.

C. Lao động công ích.   

D. Bầu cử và ứng cử.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Hữu Trác. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?