Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, trường THCS Bàn Đạt

 PHÒNG GD & ĐT PHÚ BÌNH                                KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2018 – 2019

  TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT                                                Môn: Ngữ văn – Lớp 9

    ĐỀ CHÍNH THỨC                                                               Thời gian: 90 phút;

                                                                                          (không kể thời gian giao đề)

 

I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)

Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả viết:

“Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.”

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ)

2. Đoạn trích trên nằm sau sự việc nào trong truyện? Em hiểu “chúng tôi” là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích? (1,5đ)

3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Từ việc rung cảm trước vẻ đẹp của họ, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 10 dòng) theo cách tổng-phân-hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, qua đó trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay? (3đ)

II. Phần II. Làm văn (5đ)

Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

( Viễn Phương – Viếng lăng Bác).

---------Hết----------

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)

Câu 1 (0,5đ)

  • Yêu cầu trả lời:
  • Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
  • Tác giả: Lê Minh Khuê.
  • Hướng dẫn chấm:            
    • Điểm 0,5: Trả lời đầy đủ các ý trên.
    • Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 2 (1,5đ)

  • Yêu cầu trả lời:
    • Đoạn trích trên nằm sau sự việc sau khi Nho bị thương, Phương Định băng bó cho Nho, chị Thao đứng ngoài, sau đó yêu cầu Phương Định hát nhưng Phương Định không hát và chị cất tiếng hát.
    • "Chúng tôi” là: Phương Định, Nho, Thao.
    • Phẩm chất chung của họ được thể hiện trong đoạn trích:
      • Hoàn cảnh sống, chiến đấu.
      • Gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
      • Yêu thương, đoàn kết, tinh thần đồng đội.
      • Yêu đời, mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
  • Hướng dẫn chấm:
    • Điểm 1,5: Trình bày đầy đủ 3 ý trên.
    • Điểm 1: Trả lời được 2 ý đầu hoặc ý thứ 3.
    • Điểm 0,5: Trả lời được ý 1 hoặc ý  2 hoặc ½ ý 3..
    • Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 3 (3,0đ)

  • Yêu cầu chung:
    • Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về 1 vấn đề văn học để tạo lập văn bản.  
    • Đoạn văn diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn (0,25đ)
      • Điểm 0,25: Thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cài đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
      • Điểm 0: Không đảm bảo yêu cầu trên.
    • Xác định đúng vấn đề  nghị luận (0,25đ)
      • Điểm 0,25:  Đúng đề tài, chủ đề. Trình bày nội dung đó theo 1 trong các cách đã học.
      • Điểm 0: Xác định sai và trình bày sai  chủ đề.
    • Xác định đúng cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn (0,25đ)
      • Điểm 0,25: Trình bày đúng cách Tổng - Phân - Hợp
      • Điểm 0: Không đúng cách trình bày nội dung Tổng - Phân - Hợp
    • Chia vấn đề nghị luận thành những ý nhỏ, trình bày nội dung đó theo các cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn. (2,0đ)
      • Điểm 2,0: Có thể tham khảo các ý trình bày trong đoạn văn:
        • Đoạn văn theo cách tổng - phân - hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ:
          • Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt gian khổ, vất vả đối diện hằng ngày với cái chết.
          • Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
          • Họ luôn đoàn kết, yêu thương nhau như trong 1 nhà.
          • Họ luôn yêu đời, mơ mộng.
        • Trách nhiệm của mỗi cá nhân:
          • Học tập tốt, kết quả tốt để có tài năng, trí tuệ.
          • Rèn luyện tốt để có thể lực tốt.
          • ⇒ lập nghiệp xây dựng đất nước.
      • Điểm 1 - 1,5: Trình bày được 2 hoặc không đủ 4 ý trên.
      • Điểm 0,5: Chưa trình bày trọn vẹn 1 ý.
      • Điểm 0: Không trình bày hoặc nội dung sai quan điểm, tư tưởng.
    • Lưu ý: Phần này GV cần có sự linh hoạt trong khi chấm. HS có thể có những cảm nhận riêng, miễn sao giải thích, chứng minh hợp lý.
    • Chính tả, dùng từ đặt câu: (0,25 điểm)
      • Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..
      • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. Phần II: Làm văn (5đ)

  • Yêu cầu chung:
    • Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Đảm bảo cấu trúc 1 bài văn nghị luận (0,25đ)
      • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện sinh động, có dấu ấn cá nhân.
      • Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
    • Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25đ)
      • Điểm 0,25: Giới thiệu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự việc, hiện tượng trong đời sống. Biết trình bày thành 1 bài văn nghị luận.
      • Điểm 0: Xác định sai và trình bày sai đối tượng nghị luận.
    • Chia các vấn đề cần nghị luận thành các phần phù hợp; được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ (4đ).
      • Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:
      • Mở bài:
        • Giới thiệu tác giả tác phẩm.
        • Nêu ước nguyện của tác giả Viễn Phương, bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của Viễn Phương.
      • Thân bài:
        • Hoàn cảnh ra đời: 1976 khi lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành.
        • Ước nguyện chân thành của nhà thơ.
          • Ao ước thành đóa hoa, tiếng chim, cây tre trung hiếu, để mãi quấn quýt bên Bác.
          • Trở về miền Nam chuyến thăm lăng trở thành kỉ niệm trong suốt cuộc đời tác giả.
          • Thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả cũng là ước nguyện của toàn thể dân tộc Việt Nam.
          • Nghệ thuật:
            • Một loạt hình ảnh ẩn dụ.
            • Câu thơ thiếu chủ ngữ.
      • Kết bài:
        • Khái quát lại vấn đề.
        • Liên hệ trách nhiệm bản thân.
      • Điểm 3 đến 3,5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng còn 1 số phần còn chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.
      • Điểm 1,5 đến 2,5: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên.
      • Điểm 0,5 đến 1: Đáp ứng được 1/4  các yêu cầu trên.
      • Điểm 0: Không đáp ứng được các yêu cầu trên.
    • Sáng tạo (0,25 điểm)
      • Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc.
      • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo. Dập khuân, máy móc.
    • Chính tả, dùng từ đặt câu: (0,25 điểm)
      • Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
      • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?