Bộ 10 đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - 2019

ĐỀ 1

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TÂY NINH               KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019

                                                                                                       Môn: Ngữ văn lớp 9

                                                                                                  Ngày kiểm tra: 23/04/2019

                                                                                                        Thời gian: 90 phút

Phần 1: Đọc - hiểu: (3,0 điểm).

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mai về miền Nam thường trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đầu dây

Muốn làm cây tre trung hiểu chốn này.

(Ngữ văn 9- tập hai)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Đoạn thơ sử dụng phép liên kết câu nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết. (1,0 điểm)

Câu 3: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)

Phần 2: Tập làm văn: (7,0 điểm)

Thí sinh phải thực hiện cả hai đề sau đây:

Đề 1: (2,5 điểm).

Suy nghĩ về đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

(Tạo lập văn bản không quá một trang giấy thi)

Đề 2: (4,5 điểm)

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

ĐỀ 2

    UBND HUYỆN TÂN CHÂU

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO            KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019

                                                                                                      Môn: Ngữ văn lớp 9

                                                                                                      Thời gian: 90 phút

              ĐỀ CHÍNH THỨC

(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

 

Phần 1: Văn -Tiếng Việt (4đ)

Câu 1 (2đ):

a) Đọc câu thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...”

Hãy chép 2 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai?

b) Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2 (2đ)

a) Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau:

“Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng).

b) Từ “tròn” thuộc từ loại nào? Từ “tròn” trong đoạn văn trên được dùng như từ loại nào?

II. Làm Văn (6đ)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

ĐỀ 3

     UBND QUẬN LONG BIÊN                                    ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  Năm học: 2018 - 2019 Ngày thi: 24/4/2019

                                                                                                             Thời gian: 90 phút

Phần 1 (4 điểm): Cho đoạn văn:

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyền thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tay châu báu phơi đầy, chi tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.”

(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Nếu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên để cập đến khía cạnh nào của chủ đề?

2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.

3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách.

Phần 2 (6 điểm): Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết:

Mùa xuân người cầm súng

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Chép tiếp 5 câu thơ sau câu trên để hoàn thành khổ thơ.

2. Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong câu thơ cuối khổ thơ đã chép được không? Vì sao?

3. Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đã chép, trong đoạn có sử dụng câu phủ định và phép nối để liên kết câu. (Gạch dưới câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép nối).

4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có văn bản khác nói về những con người “lặng lẽ dâng cho đời”. Nêu tên văn bản đó và tên tác giả.

ĐỀ 4

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

                    GÒ DẦU                                               KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC: 2018-2019

                                                                                                     MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

                                                                            Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

                                                                                        (Học sinh không phải chép đề vào giấy)

ĐỀ

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm)

a/ Nêu tên tác giả và tác phẩm cho từng câu thơ sau:

“Một mùa xuân nho nhỏ”.

“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

b/ Tìm sự khác nhau về hình ảnh nghệ thuật và ý nghĩa của từ “mùa xuân” trong hai câu thơ trên.

Câu 2: (1.5 điểm)

a/ Trong giao tiếp, khi sử dụng cách nói hàm ý cần phải chú ý đến các điều kiện nào?

b/ Viết lại những câu thơ có hàm ý trong bài thơ “Mây và sóng” (R.Ta-go)?

B. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Trong xã hội, bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, thân thể khỏe mạnh, có điều kiện học tập tốt, … vẫn còn có những mảnh đời kém may mắn như: nghèo khó, khiếm thị, nạn nhân chất độc màu da cam,… Tuy nhiên, họ vẫn vươn lên và có thành tích tốt trong học tập, lao động. Hãy trình bày suy nghĩ của em về những tấm gương vượt khó, không đầu hàng số phận.

Câu 2: (5 điểm)

Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật: Phương Định, Nho, Thao trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

ĐỀ 5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (4 điểm): Đọc kỹ phần trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sống ở nhiều nơi (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…) và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng trong ông Ân và những thành viên trong gia đình chất Việt Nam hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Ông Ân và bà Tám thường trò chuyện bằng tiếng Việt và luôn nhắ các con nói tiếng mẹ đẻ trong nhà. Học có một quy ước đối với các con là mỗi khi gặp bà ngoại hoặc bà nội đều phải nói bằng tiếng Việt. Ông Ân cho biết: “Bé Út nay đã học được tiếng Việt, vào quán có thể đọc thực đơn để gọi món ăn mà không… sợ bị đói. Sử dụng tiếng mẹ để để luôn nhớ mình là người Việt, đó cũng là cách giữ gìn văn hóa nguồn cội.”

(Dương Quang – Báo Người lao động)

a) Tìm, ghi lại và gọi tên một thành phần biệt lập có trong phần trích. (1 điểm)

b) Nêu nội dung của phần trích trên. (1 điểm)

c) Ông Ân nói: “Bé Út nay đã học được tiếng Việt, vào quán có thể đọc thực đơn để gọi món ăn mà không… sợ bị đói”. Câu nói ấy thể hiện điều gì? (1 điểm)

d) Theo em, để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, em phải làm gì? (Trình bày khoảng 4, 5 dòng) (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm): Trong bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, Hồ Chí Minh cho rằng: “Sống ở trên đời” con người phải “Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày ý nghĩa lời dạy của Bác.

Câu 3 (4 điểm): Trong bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ, nhà thơ Thanh Hải có viết:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Hãy phân tích đoạn thơ trên.

ĐỀ 6

PHÒNG GD&ĐT                                  ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH HỌC SINH LỚP 9

TUY PHƯỚC                                                                     NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                           MÔN: NGỮ VĂN

                                                                     Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN 1: (4 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.

Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng  bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. 

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...

(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê,

Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)

1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1 điểm)

2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó. (1 điểm)

4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi  và những hiểu biết xã hội,  em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 20 đến 30 dòng) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay. (1 điểm)

PHẦN 2: (6 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sư da thịt Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2)

ĐỀ 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

            BÌNH PHƯỚC                                                                 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

                                                                                                    Thời gian làm bài: 90 phút

                                                                                                 (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1,0 điểm)

Hãy cho biết cảm xúc bao trùm có trong bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) là gì? Và làm rõ trình tự thể hiện mạch cảm xúc đó.

Câu 2: (2,0 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi

……………………………………”

a. Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.

b. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong khổ thơ trên.

c. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ trên.

Câu 3: (1,0 điểm)

Thế nào là khởi ngữ? Hãy tìm khởi ngữ có trong câu văn sau:

“Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”.

(G. Lân-đơn – Con chó Bấc)

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Trình bày các điều kiện sử dụng hàm ý.

b. Cho biết hàm ý của câu thơ sau:

“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Thế Lữ - Nhớ rừng)

Câu 5: (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan giữa cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của cô trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

ĐỀ 8

SỞ GDKHCN BẠC LIÊU                                   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                              Môn: NGỮ VĂN 9

ĐỀ CHÍNH THỨC                                            Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 2 (0.5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn thơ và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4. (1.0 điểm) Là học sinh, em sẽ “gắn bó”, “san sẻ” và “hóa thân” cho Đất Nước bằng cách nào?

II. TẬP LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ trong phần Đọc-hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước.

Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2)

ĐỀ 9

Câu 1: (2,0 đ)

a. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1đ)

b. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. (1đ)

Câu 2: (2,0 đ) Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Câu 3: (2,0 đ)

a. Chép 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phươ

b. Em hiểu thế nào về hình ảnh “tràng hoa” trong khổ thơ thứ hai?

Câu 4: (4,0 đ)

a. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương, hãy viết một đoạn văn ngắn về mong ước của người cha đối với con trong bài thơ. (2đ)

b. Từ đó, em có suy nghĩ gì về bổn phận của người con trong gia đình hiện nay? (2đ)

ĐỀ 10

SỞ GD&ĐT AN GIANG                                   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                              Môn: NGỮ VĂN 9

ĐỀ CHÍNH THỨC                                            Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ)

Đọc kĩ văn bản sau:

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc …. Xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó.

Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên có/tập/tạo thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.

(Theo duongcv.wordpress.com, Giới trẻ và việc lạm dụng các sản phẩm công nghệ trong giao tiếp)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 đ)

Câu 2. Cụm từ: “những trò chơi ngoài trời” là cụm từ gì? Xác định mô hình của cụm từ này. (1,0 đ)

Câu 3. Nội dung chính của văn bản? (0,5đ)

Câu 4. Trong cụm từ: “giới trẻ nên có/tập/tạo thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh”, em chọn từ nào trong ba từ có/tập/tạo để diễn đạt ý nghĩa? Giải thích vì sao em chọn từ đó. (1,0 đ)

II. LÀM VĂN (7,0 đ)

Câu 1. (2,0 đ)

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để khắc phục tinhd trạng lạm dụng và bị phụ thuộc vào điện thoại thông minh của giới trẻ ngày nay.

Câu 2. (5,0 đ)

Cảm nhận của em về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn qua đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) của G.Lân-đơn, ngữ văn 9, tập hai.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?