SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2018 – 2019
BÌNH DƯƠNG Môn: Ngữ văn – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút;
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang.
Câu 1 (1.0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi trở lại Trường Sơn. Mười năm
Và gặp ở đây những người không về nữa
Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa
Mà các anh quay mặt, tắt lòng
(…)
Đá dựng tượng đài mang dáng những trái tim
Xếp nghiêng
Những phiến đá chất chồng lớp lớp tuổi thanh niên
Tạc đất nước thành Trường Sơn sừng sững
Dấu tên riêng trong hoang vắng rừng già
(Trước nghĩa trang Trường Sơn, Hoàng Trần Cương https://hoangtrancuong.wordpress.com)
Câu 2 (1.0 điểm).
Nêu nội dung của hai khổ thơ trên. Từ nội dung này, em liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Câu 3 (3.0 điểm).
Từ nội dung hai câu thơ:
….”Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.72)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về “nghĩa tình quê hương” đối với mỗi con người.
Câu 4 (5.0 điểm).
Cảm nhận hai đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy được tâm hồn tha thiết của nhà thơ tràn ngập niềm cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải đầy nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.55-56)
---------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý chấm điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn nên giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, cần chỉ ra đươc những điểm hạn chế đẻ học sinh sửa chữa, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh.
- Việc cụ thể hóa điểm ở các ý phải đảm bảo không vượt quá điểm tối đa so với thang điểm quy định.
B. Hướng dẫn cụ thể
Câu 1:
- Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh “những người không về nữa”
- …
- Thành phần biệt lập: thành phần gọi đáp “Đồng đội ơi”
Câu 2:
- Nội dung của hai khổ thơ: cảm xúc của tác giả khi về thăm nghĩa trang Trường Sơn, tưởng niệm những người đồng đội đã anh dũng hy sinh thầm lặng.
- Từ nội dung này, hs liên tưởng đến bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hoặc tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 3:
- Từ nội dung hai câu thơ:
….”Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, Taaoj hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.72)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về “nghĩa tình quê hương” đối với con người.
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo đunhs yêu cầu của đề (khoảng 10-15 dòng; đoạn văn có đủ ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; các câu trong đoạn đảm bảo tính liên kết)
- Lưu ý: HS viết không theo thể thức một đoạn văn mà viết cả văn bản thì trừ 0.25 điểm.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng.
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có những kiến thức về xã hội, có thể diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu: Quê hương là điều thiêng liêng nhất trong đời sống tình cảm của mỗi người.
- Triển khai vấn đề: (Lý lẽ có kèm dẫn chứng)
- Nêu ngắn gọn ý nghĩa: Bằng cách nhân hóa “rừng” và “con đường”, qua điệp từ “cho”, Y Phương đã nhấn mạnh ý nghĩa tình yeu hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quý giá mỗi người.
- Dẫn chứng về vai trò và ý nghĩa quê hương đối với mỗi con người.
- Đánh giá vấn đề:
- Mỗi người sinh ra và lớn lên đã nhận bao điều tốt đẹp từ làng xóm quê hương tình nghĩa.
- Quê hương bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý: tình làng nghĩa xóm, tình gia đình sâu nặng, tình yêu thiên nhiên đất nước con người,…
- Quê hương là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người,…
- Phê phán: những kẻ chối bỏ cội người, quê hương mà chạy theo những xa vời phù phiếm, chê quê hương nghèo khó, quay lưng phản bội quê hương,…
- Nêu nhận thức đúng: Cần phải thấy trách nhiệm đối với quê hương. Xây đắp bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết tôn trọn và yêu quý những gì thuộc về quê hương, Tổ quốc.
- Kết thúc vấn đề: Khẳng định sự bao dung, hào phóng của quê hương qua hai câu thơ, từ đó xây dựng ý thức đền đáo nghĩa tình của quê hương.
Câu 4:
Cảm nhận hai đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy được tâm hồn tha thiết của nhà thơ tràn ngập niềm cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải đầy nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.55-56)
- Yêu cầu về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài và vận dụng tốt kĩ năng làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, lỹ lẽ kèm dẫn chứng thuyết phục, hay không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận…
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Nêu vấn đề: tâm hồn tha thiết của nhà thơ tràn ngập niềm cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
- Trích dẫn hai khổ thơ (có thể trích dẫn nguyên văn hoặc câu đầu… câu cuối).
- Thân bài
- Mạch cảm xúc của bài thơ
- Mạch cảm xúc được khơi nguồn từ vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên mở rộng ra mùa xuân của đất nước và cảm xúc lắng đọng vào suy tư, ước nguyện.
- Cảm nhận
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng những hình ảnh đầy sắc xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Với vài nét phác họa về mùa xuân trên xứ Huế, nhà thơ cảm nhận được ở mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời ( một “dòng sông”, “một bông hoa”, tiếng chim hót).
- Hình ảnh gây tác động hơn cả là “giọt long lanh rơi”.
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng” - nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh tế.
- Đảo ngữ và động từ “Mọc” ở đầu câu đã tạo sức sống cho mùa xuân.
- Âm thanh tiếng chim “chiền chiện” thể hiện cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
- ⇒ Với khổ thơ đầu, nhà tơ bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp và càng trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
- Mùa xuân của đất nước, con người
- Cách dùng điệp ngữ “Mùa xuân” và điệp từ “Lộc”, tất cả khiến cho lời thơ nhịp nhàng, hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống hiện ra rõ nét.
- Cấu trúc sóng đôi “Mùa xuân… cầm súng”; “Mùa xuân… ra đồng” khắc họa hia nhiệm vụ không thể tách rời: chiến đấu bảo vệ đất nước và lao động dựng xây đất nước (hoàn cảnh đất nước mới thống nhất, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thứ thách gay gắt).
- Từ láy “hối hả”, “xôn xao” và nhịp thơ nhanh diễn tả không khí rôn ràng, khẩn trương, náo nức, tưng bừng của cả nước sau ngày giải phóng.
- ⇒ Nhà thơ viết những dòng thơ lúc đang nằm trên giường bệnh, tai không thể nghe được âm thanh mùa xuân đất nước, mãi không thể nhìn thấy người người ra trận, ra đồng. Nhưng tác giả vẫn cảm nhạn được hiện thực cuộc sống và thể hiện trên trang viết của mình về niềm tin, niềm tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng những hình ảnh đầy sắc xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Đánh giá chung:
- Viết theo thể theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hướng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,…
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Mạch cảm xúc của bài thơ
- Kết bài
- Nhà thơ Thanh Hải đã góp phần tạo nên một sắc xuân nhẹ nhàng bằng tình cảm thiết tha yêu cuộc sống.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩa về lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.
- Nêu suy nghĩ của bản thân.