TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 12 Thời gian: 45 phút ---50 câu trắc nghiệm--- |
Họ, tên thí sinh: ............................. Lớp: ................ |
Câu 1: Điện áp hiệu đụng của mạng điện dân đụng bằng 220(V). Giá trị biên độ điện áp đó bằng bao nhiêu?
A. 440 (V) B. \(220\sqrt 2 \) (V)
C. 220 (V) D. 380 (V)
Câu 2: Điện áp hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có biểu thức \(u = {U_0}\cos (\omega t + \varphi )\) . Tổng trở của đoạn mạch được tính theo biểu thức
A. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{(L\omega + \frac{1}{{C\omega }})}^2}} \) B. \(Z = R + L\omega + \frac{1}{{C\omega }}\)
C. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{(L\omega - \frac{1}{{C\omega }})}^2}} \) D. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{(C\omega - \frac{1}{{L\omega }})}^2}} \)
Câu 3: Cùng một công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 400(kV) so với khi dùng hiệu điện thế 200(kV) là
A. Lớn hơn 4 lần B. Lớn hơn 2 lần
C. Nhỏ hơn 2 lần D. Nhỏ hơn 4 lần
Câu 4: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện chỉ có cuộn dây thuần cảm \({\rm{L}}\;{\rm{ = }}\,\;\frac{{\rm{1}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{H}}\) một điện áp xoay chiều \({\rm{u}} = 100\sqrt 2 \cos (100{\rm{\pi t}} - \frac{{\rm{\pi }}}{6})({\rm{V}}).\) Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong mạch ℓà
A. \({{\rm{\varphi }}_i} = - \frac{{\rm{\pi }}}{3}\) (rad) B. \({{\rm{\varphi }}_i} = 0\) (rad)
C. \({{\rm{\varphi }}_i} = \frac{{\rm{\pi }}}{3}\) (rad) D. \({{\rm{\varphi }}_i} = - \frac{{\rm{2\pi }}}{3}\) (rad)
Câu 5: Phát biểu sai? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh, có thể tạo ra
A. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ bằng điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm
B. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch
C. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch
D. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ lớn hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch
Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25 (W), cuộn dây thuần cảm có \({\rm{L}}\;{\rm{ = }}\,\;\frac{{\rm{1}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{H}}\) . Để điện áp hai đầu đoạn mạch trể pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{4}({\rm{rad}})\) so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là
A. 100 W. B. 150 W.
C. 125 W. D. 75 W.
Câu 7: Một mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \({\rm{R}} = 20\sqrt 5 (\Omega )\) , một cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm \({\rm{L}}\;{\rm{ = }}\,\;\frac{{\rm{0,1}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{H}}\) và một tụ điện có điện dung C thay đổi. Tần số dòng điện f = 50 (Hz). Để tổng trở của mạch là 60 (W) thì điện dung C của tụ điện là
A. \(\frac{{{{10}^{ - 2}}}}{{5{\rm{\pi }}}}({\rm{F}})\) B. \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5{\rm{\pi }}}}({\rm{F}})\)
C. \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{5{\rm{\pi }}}}({\rm{F}})\) D. \(\frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{5{\rm{\pi }}}}({\rm{F}})\)
Câu 8: Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ 0,04s. Vận tốc truyền sóng bằng 200cm/s. Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau 6(cm), thì có độ lệch pha
A. 1,5p (rad) B. 1p (rad)
C. 2,5p (rad) D. 3,5p (rad)
Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều \({\rm{u = 200}}\sqrt 2 {\rm{cos(100\pi t}} + \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}{\rm{) (V)}}\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là \({\rm{i = 2}}\sqrt 2 {\rm{cos(100\pi t}} + \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}){\rm{ (A)}}\) . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A. 50 W. B. 100 W.
C. 200 W. D. 400 W.
Câu 10: Công thức nào sau đây không đúng đối với mạch RLC nối tiếp?
A. U = UR+UL+UC B. u = uR+uL+uC
C. \(\overrightarrow {\rm{U}} = \overrightarrow {{{\rm{U}}_{\rm{R}}}} + \overrightarrow {{{\rm{U}}_{\rm{L}}}} + \overrightarrow {{{\rm{U}}_{\rm{C}}}} \) D. \({\rm{U}} = \sqrt {{\rm{U}}_{\rm{R}}^2{\rm{ + }}\;{{{\rm{(}}{{\rm{U}}_{\rm{L}}} - {{\rm{U}}_{\rm{C}}}{\rm{)}}}^2}} \)
Câu 11: Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos100pt. Trong khoảng thời gian từ 0 dến 0,018 s cường độ dòng điện có giá trị tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm
A. \(\frac{1}{{500}}({\rm{s}});\frac{3}{{500}}({\rm{s}})\) B. \(\frac{1}{{400}}({\rm{s}});\frac{2}{{400}}({\rm{s}})\)
C. \(\frac{1}{{300}}({\rm{s}});\frac{5}{{300}}({\rm{s}})\) D. \(\frac{1}{{200}}({\rm{s}});\frac{5}{{200}}({\rm{s}})\)
Câu 12: Trong mạch RLC, nếu tăng tần số của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì
A. điện trở tăng B. dung kháng tăng
C. cảm kháng giảm D. dung kháng giảm, cảm kháng tăng
Câu 13: Trong mạch RLC nối tiếp, nếu cường độ dòng trễ pha so với điện áp hai đầu mạch thì kết luận được
A. Mạch có cảm kháng lớn hơn dung kháng B. Mạch có điện trở và tụ điện
C. Mạch chỉ có tụ điện D. Mạch không có tụ điện
Câu 14: Công suất của đoạn mạch điện xoay chiều RLC không được tính bằng công thức nào sau đây?
A. P=RI2 cosj B. P= RI2
C. P=ZI2 cosj D. \({\rm{P}} = \frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}}}{{\rm{R}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}\)
Câu 15: Một sợi dây dài 1,2(m) đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là
A. 95 Hz. B. 85 Hz.
C. 90 Hz. D. 80 Hz.
Câu 16: Một đoạn mạch xoay chiều nối tiếp có điện trở \({\rm{R = 50(\Omega )}}\), ống dây thuần cảm có độ tự cảm \({\rm{L = }}\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{2\pi }}}}{\rm{(H)}}\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \({\rm{u = 220}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos100\pi t}}\;{\rm{(V)}}\) . Biểu thức cường độ điện tức thời chạy trong mạch là
A. \({\rm{i}} = 4,4\cos \left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{(A)}}\) B. \({\rm{i = 4,4}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{(A)}}\)
C. \({\rm{i = 4,4}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{(A)}}\) D.\({\rm{i}} = 4,4\cos \left( {{\rm{100\pi t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{(A)}}\)
Câu 17: Mắc đoạn mạch RLC nối tiếp vào nguồn điện xoay chiều có tần số ổn định f. Đồ thị sự phụ thuộc điện áp hai đầu mạch và dòng điện vào thời gian có dạng như hình vẽ. Điều nào dưới đây không chính xác? |
A. Dòng điện và điện áp cùng pha với nhau.
B. Mạch thể hiện tính chất cảm kháng lớn hơn dung kháng.
C. Trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.
D. Dao động trong mạch là dao động cưỡng bức.
Câu 18: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ truyền sóng \({\rm{v}}\;{\rm{ = }}\;{\rm{0,2}}\,{\rm{(m/s)}}\) , chu kỳ dao động \({\rm{T}} = 10\,{\rm{(s)}}\). khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha là
A. 1 m. B. 2 m.
C. 0,5 m. D. 1,5 m.
Câu 19: Mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có: R = 50(W); \({\rm{L}} = \frac{7}{{10{\rm{\pi }}}}({\rm{H}});{\rm{C}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2{\rm{\pi }}}}({\rm{F}})\) . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số thì tổng trở của đoạn mạch
A. 50\(\sqrt[]{2}\) W B. 50 W.
C. 50\(\sqrt[]{3}\) W D. 50\(\sqrt[]{5}\) W
Câu 20: Trong một máy phát điện xoay chiều một pha, rôto là nam châm có p cặp cực (p cực bắc và p cực nam) quay với tốc độ n (n tính bằng vòng/s). Tần số của suất điện động do máy phát này tạo ra bằng
A. np/60 B. f = 2np
C. f = pn D. f = p/n
Câu 21: Máy biến thế có thể dùng để biến đổi hiệu điện thế của nguồn điện nào dưới đây ?
A. Pin. B. Acquy.
C. Nguồn điện xoay chiều AC. D. Nguồn điện một chiều DC.
Câu 22: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha dựa trên :
A. Tác dụng của từ trường quay B. Tác dụng của dòng điện trong từ trường
C. Hiện tượng tự cảm D. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 23: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp hai đầu mạch phụ thuộc vào
A. Tính chất của mạch điện B. Cách chọn gốc tính thời gian
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch D. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
Câu 24: Người có thể nghe được âm có tần số
A. từ thấp đến cao. B. dưới 16 Hz.
C. từ 16 Hz đến 20000 Hz. D. trên 20000 Hz.
Câu 25: Chọn câu trả lời sai
A. Siêu âm truyền được trong chân không.
B. Sóng âm là sóng cơ truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí..
C. Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm .
D. Âm thanh, siêu âm, hạ âm có cùng bản chất là sóng cơ.
Câu 26: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. Gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
C. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
D. Gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
Câu 27: Một máy biến áp có tỉ số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là 0,2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp là thì điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A. 400 (V) B. 20 (V)
C. 40 (V) D. 1000 (V)
Câu 28: Âm sắc phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Tần số của nguồn âm. B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Đồ thị dao động của nguồn âm. D. Độ đàn hồi của nguồn âm.
Câu 29: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp gồm điện trở 150 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({\rm{L}} = \frac{{\rm{2}}}{{\rm{\pi }}}({\rm{H}})\) và tụ điện có điện dung \({\rm{C}} = \frac{{{\rm{200}}}}{{\rm{\pi }}}\) (µF). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là \({\rm{i}} = 0,8\cos (100{\rm{\pi t}} - \frac{{\rm{\pi }}}{4})({\rm{A}})\) thì điện áp hai đầu mạch là
A. \({\rm{u}}\;{\rm{ = }}\;{\rm{150}}\sqrt 2 {\rm{cos(100\pi t}} - \frac{{\rm{\pi }}}{2})\;\left( {\rm{V}} \right)\) B. \({\rm{u}}\;{\rm{ = }}\;{\rm{150}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\;\left( {\rm{V}} \right)\)
C. \({\rm{u}}\;{\rm{ = }}\;{\rm{120}}\sqrt 2 {\rm{cos(100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{2})\;\left( {\rm{V}} \right)\) D.\({\rm{u}}\;{\rm{ = }}\;{\rm{120}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\;\left( {\rm{V}} \right)\)
Câu 30: Đặt vào hai đầu đọan mạch RLC một điện áp xoay chiều \({\rm{u}}\;{\rm{ = }}\;{{\rm{U}}_{\rm{0}}}{\rm{cos\omega t}}\) với U0, w không đổi, UR=60(V); UL= 60(V); UC = 120(V). Thì U0 có giá trị
A. 240(V) B. 120(V)
C. 240\(\sqrt 2\) (V) D. 60\(\sqrt 2\) (V)
...
---Để xem đầy đủ nội dung câu 31-50, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Đặng Thúc Hứa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn An Ninh có đáp án
Chúc các em học tốt