Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 trường THPT Sông Lô

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

                                                 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2017-2018

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Lớp:...............................................................................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

A. Sản xuất của cải vật chất.                                   B. Hoạt động.

C. Lao động.                                                            D. Tác động.

Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. các quyền của mình.                                           B. lợi ích kinh tế của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mình.                              D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 3: Trong cùng một hoàn cảnh người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. nặng hơn người lao động.                                   B. có thể khác nhau

C. như người lao động.                                           D. nhẹ hơn người lao động.

Câu 4: Trách nhiệm pháp lý là …....................mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình:

A. thái độ                         B. trách nhiệm                 C. nghĩa vụ                      D. việc làm

Câu 5: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. thực hiện tội phạm rất nghiêmtrọng.                  B. thực hiện tội phạm ít nghiêmtrọng.

C. thực hiện tội phạm nghiêmtrọng.                        D. thực hiện tộiphạm.

Câu 6: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.

B. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

C. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

D. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.

B. Được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.

D. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án.

Câu 8: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có bao nhiêu nội dung?

A. Bốn nội dung              B. Sáu nội dung               C. Bảy nội dung              D. Năm nội dung

Câu 9: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là:

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

B. Bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

C. Bình đẳng về việc hưởng quyền giữa các thành viên trong gia đình

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

Câu 10: Sự kiện giáo xứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây là biểu hiện của

A. lợi dụng tôn giáo.                                               B. hoạt động mê tín.

C. hoạt động tôn giáo.                                             D. hoạt động tín ngưỡng.

Câu 11: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:

A. Thỏa mãn nhu cầu.                                              B. Quá trình sản xuất.

C. Sản xuất kinh tế                                                  D. Sản xuất của cải vật chất.

Câu 12: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :

A. Thi hành pháp luật.                                             B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. nhân dân lao động.                                             B. giai cấp tiến bộ.

C. giai cấp công nhân.                                             D. giai cấp cầm quyền.

Câu 14: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:

A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

B. Trạng thái và thái độ của chủ thể

C. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm

D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng

Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, độ tuổi, giới tính.                                  B. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.

C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.                      D. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

Câu 16: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

C. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng bên  nội, bên ngoại

D. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội

Câu 17: N 20 tuổi và K 16 tuổi cùng phạm tội cướp giật tài sản. Tòa án xử phạt N tội nặng hơn K. Trường hợp này thể hiện nội dung nào của pháp luật?

A. Nghiêm khắc và đúng đắn.                                 B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Công tâm về nghĩa vụ.                                        D. Nhân đạo và khoan dung.

Câu 18: Chị H có chồng là anh Y. Bạn của chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là

A. tài sản riêng của chị H.

B. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật

C. tài sản riêng của anh Y.

D. tài sản chung của chị H và anh Y.

Câu 19: Tôn giáo được biểu hiện  qua

A. các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.                 B. các hình thức lễ nghi.

C. các tín ngưỡng.                                                   D. các đạo khác nhau.

Câu 20: Vì sao Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên cho thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học?

A. Vì họ có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện kinh tế để học đại học.

B. Vì Nhà nước thực hiện chính sách đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi công dân.

C. Vì Nhà nước muốn bù đắp về học tập cho những thiệt thòi của họ.

D. Vì năng lực tiếp cận giáo dục của họ bị hạn chế, không có khả năng thi đỗ đại học.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 trường THPT Sông Lô, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?