SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ
ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2017-2018 Môn: ĐỊA LÍ - LỚP 12 Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề |
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, không được sử dụng tài liệu)
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của biển?
A. Hạn hán. B. Đất pha cát. C. Nhiều thiên tai. D. Mưa nhiều.
Câu 2: Giải pháp hợp lí nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay là
A. mở rộng và bảo vệ các vườn quốc gia. B. cấm nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép.
C. tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân.. D. cấm khai thác.
Câu 3: Khác nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là:
A. Hướng địa hình. B. Hướng nghiêng địa hình.
C. Độ cao. D. Độ cao và hướng địa hình.
Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia trên vùng biển?
A. 3 B. 9 C. 11 D. 8
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em cho biết rừng ngập mặn có diện tích nhiều nhất ở vùng nào?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng Sông Cửu Long D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 6: Trở ngại lớn nhất mà Biển Đông gây ra với nước ta là
A. bão nhiệt đới. B. nghèo sinh vật và khoáng sản.
C. sóng thần. D. sạt lở bờ biển.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?
A. Mạng lưới dày đặc. B. Hướng chảy chủ yếu Tây Bắc – Đông Nam.
C. Chế độ nước thay đổi theo mùa. D. Giàu phù sa.
Câu 8: Khí hậu nước ta không khắc nghiệt như nhiều nước cùng vĩ độ là do
A. biển cung cấp độ ẩm. B. vĩ độ địa lí.
C. kinh độ địa lí. D. dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 9: Với bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980-2010
Năm | 1980 | 1990 | 2000 | 2005 | 2010 |
Diện tích (triệu ha) | 5,6 | 6,0 | 7,6 | 7,3 | 7,5 |
Sản lượng (triệu tấn) | 11,6 | 19,2 | 32,5 | 36,0 | 40,0 |
(Nguồn:Niên giám thống kê 2011)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đồng thời cả diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1980 đến năm 2010 là
A. biểu đồ dạng cột nhóm. B. biểu đồ kết hợp.
C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường (đồ thị).
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết hệ thống sông nào có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Hệ thống sông Mê Công. B. Hệ thống sông Hồng.
C. Hệ thống sông Thái Bình. D. Hệ thống sông Đồng Nai.
Câu 11: Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới vào năm
A. 2007. B. 2006. C. 2005. D. 2000.
Câu 12: Với bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm | 2010 | 2014 |
Nông – Lâm – Ngư nghiệp | 407 467 | 696 969 |
Công nghiệp và xây dựng | 824 904 | 1 307 935 |
Dịch vụ | 925 277 | 1 537 197 |
Tổng số | 2 157 648 | 3 937 856 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015)
Để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế qua hai năm, biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ cột chồng. B. hình tròn bán kính băng nhau.
C. hình tròn bán kính khác nhau. D. biểu đồ miền.
Câu 13: Cho số liệu: Tình hình diện tích rừng nước ta thời kì 1983 – 2012
Năm | Tổng diện tích rừng (triệu ha) | Trong đó | |
Rừng tự nhiên | Rừng trồng | ||
1983 | 7,2 | 6,8 | 0,4 |
2012 | 13,9 | 11,0 | 2,9 |
Nhận xét nào sau đây phù hợp?
A. Độ che phủ rừng tăng lên.
B. Diện tích tăng nhưng chất lượng rừng bị suy giảm.
C. Diện tích rừng trồng tăng nhanh.
D. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng .
Câu 14: Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc
A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Đông Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Các miền tự nhiên (trang 13,14), em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất vùng Đông Bắc
A. Pu Tha Ca B. Tây Côn Lĩnh C. Kiều Liêu Ti D. Phan-xi-pan
Câu 16: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do
A. địa hình nhiều đồi núi. B. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa Đông bắc.
C. vĩ độ địa lí. D. ảnh hưởng của biển.
Câu 17: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
A. biên độ nhiệt lớn B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C
C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C D. biên độ nhiệt nhỏ
Câu 18: Vùng nào ít chịu ảnh hướng của bão ở nước ta?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19: Tiêu chí khác biệt nhất giữa khí hậu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là
A. biên độ nhiệt. B. sự phân hóa mùa mưa – khô.
C. lượng mưa. D. nhiệt độ trung bình năm.
Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Hành chính (trang 4, 5), em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?
A. Hưng Yên. B. Bắc Giang. C. Bắc Ninh. D. Bắc Cạn.
Câu 21: Lợi thế do sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại là
A. tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng.
B. thế mạnh về du lịch.
C. thuận lợi về đời sống.
D. thế mạnh về nông sản nhiệt đới.
Câu 22: Giải pháp nào hiệu quả nhất trong những năm gần đây về sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ?
A. Tăng cường đội ngũ quản lí. B. Ban hành Luật.
C. Tuyên truyền giáo dục. D. Giao đất giao rừng.
Câu 23: Cho số liệu: Tình hình diện tích rừng nước ta thời kì 1983 – 2012
Năm | Tổng diện tích rừng (triệu ha) | Trong đó | |
Rừng tự nhiên | Rừng trồng | ||
1983 | 7,2 | 6,8 | 0,4 |
2012 | 13,9 | 11,0 | 2,9 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta qua hai năm là
A. biểu đồ hai hình tròn B. biểu đồ đường (đồ thị).
C. biểu đồ cột nhóm. D. biểu đồ cột chồng.
Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Sơn La B. Gia Lai C. Nghệ An D. Đắc Lắc
Câu 25: Hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi nước ta là
A. đất chủ yếu là feralit. B. khí hậu phân hoá đa dạng.
C. Sông ngòi ngắn, dốc. D. địa hình chia cắt.
Câu 26: Vị trí thuộc khu vực nội chí tuyến không tạo ra ý nghĩa nào sau đây đối với tự nhiên nước ta?
A. Tạo ra sự phân hoá khí hậu. B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng.
C. Tạo nên tính chất nhiệt đới. D. Tạo nên sự đa dạng của sinh vật.
Câu 27: Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi thể hiện ở
A. địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
B. núi cao chiếm 1% diện tích.
C. phần lớn là đồi núi thấp.
D. đồi núi chiếm¾ diện tích đất tự nhiên.
Câu 28: Vườn quốc gia nào sau đây có bộ phận thuộc tỉnh Thái Nguyên?
A. Cúc Phương. B. Ba Bể C. Xuân Thuỷ. D. Tam Đảo.
Câu 29: Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An. B. Điện Biên. C. Lai Châu. D. Kiên Giang.
Câu 30: Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp nước ta là
A. .làm cho năng suất thiếu ổn định.
B. Sinh ra nhiều sâu bệnh, dịch bệnh.
C. phân chia thành các mùa vụ và cơ cấu sản phẩm đa dạng.
D. làm cho chất lượng sản phẩm thiếu ổn định.
Câu 31: Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến nào sau đây?
A. 180B B. 140B C. 160B D. 170B
Câu 32: Vùng nào có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất vào đầu mùa hạ?
A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.
Câu 33: Thế mạnh về tự nhiên không phải của khu vực đồng bằng nước ta là
A. phát triển nông nghiệp nhiệt đới. B. tiềm năng khoáng sản.
C. tiềm năng thuỷ điện. D. ưu thế về tài nguyên đất..
Câu 34: Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa
A. 200 km. B. 24 hải lí. C. 200 hải lí. D. 200m.
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên theo Bắc – Nam là
A. ảnh hưởng của địa hình. B. phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
C. có bờ biển dài. D. chênh lệch về vĩ độ địa lí.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 trường THPT Đại Từ, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!