SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
| ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
Họ, tên thí sinh:................................................Lớp:.....................
Phòng:...............................................................SBD:....................
Câu 1. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai B. Cao Bằng. C. Hà Giang D. Lạng Sơn.
Câu 2. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng B. Đồi núi thấp. C. Núi trung bình D. Núi cao
Câu 3. Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ Bắc xuống Nam. B. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
C. thấp dần từ Tây sang Đông. D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Câu 4. Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Câu 5. Loại tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở Biển Đông là
A. Muối B. Dầu khí C. Cát trắng D. Ti tan.
Câu 6. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. thuộc châu Á
B. nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương
C. nằm trong vùng nội chí tuyền
D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa.
Câu 7. Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. ấm áp, khô ráo B. lạnh, khô.
C. ấm áp, ẩm ướt D. lạnh, ẩm
Câu 8. Chế độ nước sông theo mùa là do
A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ
B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn
C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ
D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa.
Câu 9. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng
A. núi cao B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng ven biển D. đồng bằng châu thổ.
Câu 10. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B. cận xích đạo gió mùa
C. cận nhiệt đơi hải dương.
D. nhiệt đới lục địa khô.
Câu 11. Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là
A. vùng biển- vùng đất – vùng trời
B. vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi
C. vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao
D. vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên,
Câu 12. Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao
A. 600-700m B. 700-800m C. 800-900m D. 900-1000m
Câu 13. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
B. Thềm lục địa khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp
C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòm xen kẽ lẫn nhau
D. Mở rộng ra biển và các bãi triều thấp phẳng
Câu 14. Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam
B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam
C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII
D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta
Câu 15. Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?
A. vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều
B. nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân
C. các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ
D. ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn
Câu 16. Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải
A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
B. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
C. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
D. nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.
Câu 17. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là:
A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Câu 18: Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do
A. các hệ thống sông lớn, lưu vực sông lớn.
B. mưa kết hợp với triều cường.
C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
D. mưa diện rộng, mặt đát thấp xung quanh lại có đê bao bọc
Câu 19. Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây?
A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn.
B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.
C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ.
D. Vùng bán bình nguyên.
Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của tự nhiên nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Đất nước nhiều đồi núi
C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Câu 21. Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng đặc quyền về kinh tế.
Câu 22. Đặc điểm địa hình“ Gồm ba dải chạy theo hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi
A. Đông Bắc B.Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam.
Câu 23. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ
Câu 24. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động
A. sản xuất công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp.
C. thương mạị. D. du lịch
Câu 25. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?
A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ
B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt
C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh
D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió fơn ( gió Lào) khô nóng hoạt động
Câu 26. Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là:
A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan.
B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.
C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ.
D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).
Câu 27. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 28. Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ
A. đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
B. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
C. đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
D. đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 29. Tính không ổn định của khí hậu, thời tiết nước ta có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp ta cần phải
A. Có kế hoạch thời vụ, thủy lợi và biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
B. Phải có dự báo thời tiết nhanh chóng, kịp thời để nông dân kịp cứu lúa.
C. Hỗ trợ cho nông dân về vốn, khoa học kĩ thuật, về con giống.
D. Hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ hàng nông sản.
Câu 30. Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt đọ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là
A. từ 14ºC – 18 ºC B. từ 18ºC - 20ºC.
C. từ 20ºC - 24ºC D. trên 24ºC.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Lương Ngọc Quyến, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!