SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI : ĐỊA LÝ - KHỐI 12
Thời gian làm bài : 50'
Ngày thi : 15/12/2017
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
PHẦN CHUNG (DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH)
Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. nằm ở bán cầu Bắc. | B. nằm trong vùng nội chí tuyến. |
C. nằm ở bán cầu Đông. | D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. |
Câu 2: Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân góp phần làm cho tài nguyên biển bị cạn kiệt?
A. Nuôi trồng thủy sản. | B. Đánh bắt thủy sản. | C. Du lịch biển – đảo. | D. Giao thông vận tải. |
Câu 3: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc là
A. địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng. | B. hình dáng lãnh thổ và địa hình. |
C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu. | D. khí hậu và địa hình. |
Câu 4: Ở nước ta quá trình xâm thực xảy ra mạnh ở
A. đồng bằng. | B. miền đồi núi. | C. miền đồi trung du. | D. cao nguyên. |
Câu 5: Ở nước ta có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên tính đến năm 2007?
A. 67. | B. 65. | C. 63. | D. 61. |
Câu 6: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì
A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia. |
B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi. |
C. cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại. |
D. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi,... |
Câu 7: Vùng đất là
A. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển. |
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. |
C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển. |
D. phần đất liền giáp biển. |
Câu 8: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng khoảng
A. 4,0 triệu km2. | B. 1,0 triệu km2. | C. 3,0 triệu km2. | D. 2,0 triệu km2. |
Câu 9: Vùng nào sau đây có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới?
A. Các cao nguyên vùng Trường Sơn Nam. | B. vùng núi cao Tây Bắc. |
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. | D. Các cánh cung Đông Bắc. |
Câu 10: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
A. trong năm Mặt Trời qua thiên đỉnh 2 lần. |
B. hằng năm nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. |
C. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. |
D. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao hơn đường chân trời. |
Câu 11: Ranh giới phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta là
A. dãy Tam Điệp. | B. dãy Bạch Mã. | C. dãy Hoành Sơn. | D. dãy Hoàng Liên Sơn. |
Câu 12: Đây là biện pháp cần thực hiện để sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
A. Phòng chống ô nhiễm nước. |
B. Phát triển du lịch sinh thái. |
C. Tránh lãnh phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. |
D. Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên khoáng sản. |
Câu 13: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới rừng nhiệt đới. | B. đới rừng gió mùa cận xích đạo. |
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa. | D. đới rừng xích đạo. |
Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn lãnh thổ nước ta (trừ các vùng núi cao) đều lớn hơn
A. 230C. | B. 210C. | C. 200C. | D. 220C. |
Câu 15: Loại đất chính của vùng đồi núi nước ta là
A. đất phèn. | B. đất xám bạc màu. | C. đất feralit. | D. đất badan. |
PHẦN RIÊNG
PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Câu 16: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền đồi núi nước ta phụ thuộc vào
A. nguồn gốc đá mẹ khác nhau. | B. quá trình xâm thực, bồi tụ. |
C. kĩ thuật canh tác của con người. | D. điều kiện khí hậu ở các vùng núi. |
Câu 17: Nguồn sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt là do
A. hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước. |
B. hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và thiếu nước vào mùa khô. |
C. tình trạng ô nhiễm môi trường nước và chặt phá rừng ngập mặn. |
D. chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. |
Câu 18: Sự phân chia mùa của khí hậu miền Nam nước ta như thế nào?
A. Mùa mưa và mùa khô rõ rệt. | B. Mùa đông không lạnh và mùa hạ ít mưa. |
C. Mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm. | D. Mùa lũ và mùa cạn. |
Câu 19: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc–Nam) là sự phân hóa của
A. khí hậu. | B. sinh vật. | C. địa hình. | D. đất đai. |
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam là
A. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh. |
B. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. |
C. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. |
D. Quảng Nam Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. |
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?
A. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh. | B. Biểu đồ khí hậu Nha Trang. |
C. Biểu đồ khí hậu Hà Nội. | D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. |
Câu 22: Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất phân theo nhóm đất của nước ta hai năm 2005 và 2013.
A. Tỉ trọng nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng tăng. |
B. Tỉ trọng nhóm đất nông nghiệp giảm mạnh. |
C. Tỉ trọng nhóm đất phi nông nghiệp giảm, đất nông nghiệp tăng. |
D. Tỉ trọng nhóm đất phi nông nghiệp lớn nhất. |
Câu 23: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ NGHÈO CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (%)
Năm | 1993 | 1998 | 2004 | 2014 |
Tỉ lệ nghèo chung | 58,1 | 37,4 | 19,5 | 5,9 |
Tỉ lệ nghèo lương thực | 24,9 | 15,0 | 6,9 | 1,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ nghèo chung và nghèo lương thực có xu hướng giảm liên tục. |
B. Tỉ lệ nghèo chung cao hơn tỉ lệ nghèo lương thực. |
C. Tỉ lệ nghèo chung giảm nhanh hơn tỉ lệ nghèo lương thực. |
D. Tỉ lệ nghèo chung giảm chậm hơn tỉ lệ nghèo lương thực. |
Câu 24: Hãy đọc những câu thơ sau và cho biết:
“ Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình”
(Nước Non Ngàn Dặm- Tố Hữu)
Hiện tượng thời tiết này diễn ra vào thời gian nào của nước ta?
A. Nửa đầu mùa đông. | B. Giữa và cuối mùa hạ. | C. Đầu mùa hạ. | D. Nửa cuối mùa đông. |
PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHOA HỌC XÃ HỘI
Câu 25: Trong bài thơ Quê Tôi của tác giả Thi Yên Đình Nguyên có đoạn:
Quê tôi đặc sản: gió ……
Gió giật ào ào bỏng rát thịt da
Cỏ cây phờ phạc tởi ta
Nóng như rang, cả quê nghèo xác xơ.
…
Đoạn thơ trên nói về loại gió nào sau đây của nước ta?
A. Gió mùa Đông Nam. | B. Gió Tín Phong Bắc Bán cầu. |
C. Gió mùa Đông Bắc. | D. Gió Lào. |
Câu 26: Hoạt động nào sau đây ở nước ta đã sử dụng tài nguyên khí hậu?
A. Sản xuất pin mặt trời, nhiệt điện. | B. Thủy điện, sản xuất pin mặt trời. |
C. Phong điện, thủy điện. | D. Sản xuất pin mặt trời, phong điện. |
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào của nước ta là "Ngã ba Đông Dương"?
A. Đắk Lắk. | B. Gia Lai. | C. Đà Nẵng. | D. Kon Tum. |
Câu 28: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 –2013
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước. |
B. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP. |
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
D. Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm. |
Câu 29: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam?
A. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo. |
B. Một số nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô. |
C. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô |
D. Một số vùng ở đồng bằng trồng được cả cây cận nhiệt. |
Câu 30: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị:0C)
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
Hà Nội | 16,4 | 17,0 | 20,2 | 23,7 | 27,3 | 28,8 | 28,9 | 28,2 | 27,2 | 24,6 | 21,4 | 18,2 |
Tp. Hồ Chí Minh | 25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Hà Nội có nền nhiệt thấp hơn thành phồ Hồ Chí Minh. |
B. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. |
C. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh không giống nhau. |
D. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. |
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Trần Hưng Đạo, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!