Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Sông Lô

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018

Môn: Địa lí - Lớp: 12

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)

 

HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:……………………………………………LỚP:………..

 

ĐỀ THI

PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 ĐIỂM)

Câu 1: Dựa vào các tiêu chí nào để phân chia thế giới thành các nhóm nước (phát triển và đang phát triển)?

A. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư và xã hội.

B. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

C. Tự nhiên, dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế.

D. Đặc điểm dân cư và trình độ phát triển kinh tế.

Câu 2: Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 3: Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển.

A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao.

B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp.

Câu 4: Trong các khái niệm sau, chọn khái niệm chính xác nhất về nhóm nước Công nghiệp mới (NICs)

A. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp.

B. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và phát triển rất mạnh về công nghiệp.

C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp.

D. Là các nước đang phát triển chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định về công nghiệp.

Câu 5: Thời gian diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

A. cuối thế thì XIX đầu thế kỉ XX.

B. cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

C. cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII.

Câu 6. So với diện tích lãnh thổ, vùng đồi núi nước ta chiếm

A. 3/4 diện tích.

B. 2/3 diện tích.

C. 1/2 diện tích.

D. 1/3 diện tích.

Câu 7: Điều gì sau đây thể hiện ở nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích?

A. Độ cao dưới 1000m chiếm 85% diện tích.

B. Núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích.

C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích.

D. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 8: Điều gì sau đây thể hiện ở nước ta đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích?

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼.

B. Độ cao dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

D. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt.

Câu 9: Biểu hiện rõ nét nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

B. xâm thực ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.

C. địa hình vùng núi đa dạng, gồm núi, cao nguyên, sơn nguyến, bán bình nguyên và đồi.

D. địa hình đồng bằng nhiều nơi bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển.

Câu 10: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là

A. địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

B. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.

C. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.

D. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 11: Nguyên nhân làm cho địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích ở nước ta là

A. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

B. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.

C. nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.

Câu 12: Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính là

A.Tây - Đông và vòng cung.

B. Vòng cung và Đông Bắc - Tây Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

D. Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 13: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở

A. vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Đông Bắc.

C. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

D. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

Câu 14: Ở đồi núi nước ta, những nơi đá dễ thấm nước, dễ hòa tan thường hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Bán bình nguyên xen đồi.

B. Hang động, suối cạn, thung khô.

C. Cao nguyên ba dan .

D. Thung lũng sông.

Câu 15: Điều gì sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồi núi và đồng bằng nước ta?

A. Các vật liệu bào mòn ở đồi núi được vận chuyển xuống bồi tụ cho đồng bằng

B. Đồi núi có tính phân bậc rõ rệt, đồng bằng địa hình bằng phẳng hơn

C. Đồi núi làm chia cắt địa hình đồng bằng

D. Sông ngòi nước ta đều bắt nguồn từ đồi núi chảy xuống đồng bằng và đổ ra biển

Câu 16: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. có địa hình cao nhất nước ta.

B. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

D. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 17: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên.

B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C. có bốn cánh cung lớn.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

A. Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.

D. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

Câu 19: Tỉ lệ diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp ở nước ta so với diện tích cả nước chiếm khoảng

A. 70%.

B. 75%.

C. 80%.

D. 85%

Câu 20: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng

A. 1%.

B. 75%.                              

C. 14%.                      

D. 25%.

Câu 21: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C)

   Tháng

Địa

điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Trung bình năm

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

23,5

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

27,1

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là

A. biểu đồ đường.                      B. biểu đồ tròn.                     C. biểu đồ cột.            D. biểu đồ miền.

Câu 22: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Huế

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ

(oC)

19,7

20,9

23,2

26,0

28,0

29,2

29,4

28,8

27,0

25,1

23,2

20,8

Lượng mưa

(mm)

161,3

62,6

47,1

51,6

82,1

116,7

95,3

104,0

473,4

795,6

580,6

297,4

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến trình nhiệt độ và lượng mưa của Huế là

A. biểu đồ đường.

B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ cột

D. biểu đồ kết hợp cột đường.

Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nước ta có mấy vùng khí hậu ?

A.5 vùng.

B. 2 vùng.

C. 3 vùng.

D. 7 vùng.

Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định hướng gió mùa mùa đông của nước ta.

A. Tây Bắc.

B. Tây Nam.

C. Đông Bắc.

D. Đông Nam.

Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam,vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió tây khô nóng là

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Sông Lô, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?