Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Yên Lãng

TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch hỗn hợp KMnO4/H2SO4?

   A. FeSO4.                         B. Fe(NO3)3.                     C. CuSO4.                         D. Fe2(SO4)3.

Câu 2. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực trơ bằng than chì), khí nào sau đây không sinh ra ở điện cực anot?

   A. H2.                                B. O2.                                C. CO2.                             D. CO.

Câu 3. Chất có tính oxi hóa nhưng không có tính khử là

   A. FeCl2.                           B. Fe.                                C. FeO.                             D. Fe2O3.

Câu 4. Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?

   A. Polietilen.                                                               B. Poli(vinyl clorua).

   C. Poli(metyl metacrylat).                                          D. Polibutađien.

Câu 5. Theo thang quy ước về độ cứng, X là kim loại cứng nhất (độ cứng chỉ đứng sau kim cương) có thể rạch được thủy tinh và được dùng để tạo thép siêu cứng. Kim loại X là

   A. W.                                B. Fe.                                C. Cu.                               D. Cr.

Câu 6. Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa có màu

   A. nâu đen.                        B. trắng.                            C. xanh thẫm.                   D. trắng xanh.

Câu 7. Cacbohiđrat nào sau đây được dùng để điều chế thuốc súng không khói?

   A. Saccarozơ.                    B. Xenlulozơ.                    C. Tinh bột.                      D. Glucozơ.

Câu 8. Kim loại nào sau đây có số oxi hóa  duy nhất trong hợp chất?

   A. Al.                                B. Fe.                                C. Ca.                                D. Na.

Câu 9. H2NCH2COOH có tên bán hệ thống là

   A. Axit 2-aminoetanoic.                                              B. Axit -aminopropionic.

   C. Axit aminoaxetic.                                                   D. Glyxin.

Câu 10. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

   A. KNO3.                          B. CH3COOH.                  C. NaCl.                            D. KOH.

Câu 11. Để khử ion  trong dung dịch thành ion  có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây?

   A. Mg.                               B. Ba.                                C. Cu.                               D. Ag.

Câu 12. Phản ứng đặc trưng của este là

   A. phản ứng trùng hợp.                                               B. phản ứng xà phòng hóa.

   C. phản ứng cộng.                                                       D. phản ứng este hóa.

Câu 13. Este tham gia phản ứng tráng gương là

   A. axit fomic.                                                              B. metyl axetat.

   C. axit axetic.                                                              D. etyl fomat.

Câu 14. Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để:

   A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.

   B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

   C. Vỏ tàu được chắc hơn.

   D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

Câu 15. Chất nào sau đây là axit matacrylic?

   A. CH2 = CH – COOH.                                              B. CH3 – CH(OH) – COOH.

   C. CH2 = CH(CH3) – COOH.                                    D. HOOC – CH2 – COOH.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng

   A. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thủy phân được.

   B. Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người.

   C. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thủy phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit.

   D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

Câu 17. Phản ứng nào sau đây là không đúng?

   A. Fe3O4 + 4H2SO4 đặc → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

   B. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

   C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S 

   D.  4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

   A. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon là poliamit.

   B. Tơ nilon, tơ tằm, tơ rất bền vững với nhiệt.

   C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.

   D. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông là xenlulozơ.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

   B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

   C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

   D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

   B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO3 bão hòa.

   C. Kim cương, than chì là các dạng thù hình của cacbon.

   D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than.

Câu 21. Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

   A. 12,3.                             B. 15,5.                             C. 9,6.                               D. 12,8.

Câu 22. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với H2O dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong m gam X là

   A. 6,9g.                             B. 9,2g.                             C. 2,3g.                             D. 4,6g.

Câu 23. Cho 9 gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với axit HCl thu được 16,3 gam muối. Số đồng phân của X là

   A. 3.                                  B. 4.                                  C. 1.                                  D. 2.

Câu 24. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

   A. 3,9.                               B. 11,7.                             C. 15,6.                             D. 7,8.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo no X thu được 4,539 mol CO2 và 4,361 mol H2O. Thủy phân hết m gam X trong dung dịch NaOH thu được 74,226 gam muối. Tổng số nguyên tử trong X là

   A. 57.                                B. 155.                             C. 173.                              D. 806.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đáp án đề kiểm tra môn Hóa 12

1-A

2-A

3-D

4-D

5-D

6-B

7-B

8-D

9-C

10-B

11-C

12-B

13-D

14-A

15-C

16-C

17-A

18-B

19-D

20-B

21-A

22-D

23-D

24-D

25-B

26-C

27-D

28-A

29-D

30-A

31-D

32-C

33-B

34-A

35-B

36-C

37-D

38-C

39-A

40-C

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Yên Lãng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?