ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019 - 2020
Câu 1: Nhóm kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường
A. K, Na , Cu B. Fe , Al , Ca C. K , Na , Ba D. Al , Na ; Ca
Câu 2: Kim loại tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng loại muối là
A. Cu B. Mg C. Fe D. Ag
Câu 3: Tính chất hoá học chung của kim loại là
A. tính khử B. tính dễ nhận electron
C. tính dễ bị khử D. tính dễ tạo liên kết kim loại
Câu 4: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng?
A. Fe + dd CuSO4 B. Cu + dd HCl C. Cu + dd HNO3 D. Cu + dd Fe2(SO4)3
Câu 5: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Fe, Mg, Al B. Mg, Fe, Al C. Fe, Al, Mg D. Al, Mg, Fe
Câu 6: Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. K B. Ca C. Fe D. Al
Câu 7: Điện phân dd chứa anion nitrat và các cation Cu2+, Ag+, Pb2+, Fe2+. Cation bị khử trước tiên là
A. Cu2+. B. Ag+. C. Pb2+. D. Fe2+.
Câu 8: Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?
A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hoá – khử
C. Phản ứng phân huỷ D. Phản ứng hoá hợp
Câu 9: Trong ăn mòn điện hoá học xảy ra
A. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm. B. sự oxi hoá ở cực âm.
C. sự khử ở cực dương. D. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương
Câu 10: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa học?
A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm. B. Kẽm bị phá hủy bởi khí clo.
C. Kẽm nguyên chất tan trong dd H2SO4 loãng. D. Natri cháy trong không khí.
Câu 11: kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất
A. Cu B. Fe C. Ag D. Al
Câu 12: Điện phân dung dịch (điện cực trơ) chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?
A. NaCl B. CaCl2 C. AgNO3 D. AlCl3
Câu 13: Những kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng là
A. Al, Cu B. Mg, Fe C. Fe, Ni D. Ca, Cu
Câu 14: Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất X. Hợp chất X là
A. muối rắn. B. dung dịch muối. C. oxit kim loại. D. hidroxit kim loại.
Câu 15: Phương pháp thủy luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất nào?
A. Muối ở dạng khan. B. Dung dịch muối. C. Oxit kim loại. D. Hidroxit kim loại.
Câu 16: Phương pháp dùng để điều chế kim loại bari là
A. Điện phân dung dịch BaCl2 B. Điện phân nóng chảy BaCl2
C. Nhiệt phân BaSO3 D. Nhiệt nhôm (Al + BaO ở nhiệt độ cao)
Câu 17: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây thì xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa học?
A. Tôn (sắt tráng kẽm). B. Sắt nguyên chất.
C. Sắt tây (sắt tráng thiếc). D. Hợp kim gồm Al và Fe.
Câu 18: Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được mắc nối tiếp với một dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối hai kim loại khi để lâu ngày?
A. Chỉ có dây nhôm bị ăn mòn B. Chỉ có dây đồng bị ăn mòn
C. Cả hai dây đồng thời bị ăn mòn D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 19: Để bảo vệ vỏ tàu biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) với kim loại.
A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag
Câu 20: Nhúng một l đinh sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe (II) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 21: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Natri. D. Nước.
Câu 22: Dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, phương pháp loại bỏ tạp chất là
A. dùng Cu dư. B. dùng Fe dư. C. dùng Zn dư. D. dùng Na dư.
Câu 23: Để làm sạch một mẫu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, chì người ta ngâm mẫu thuỷ ngân này trong dd
A. ZnSO4 B. Hg(NO3)2 C. PbCl2 D. ZnCl2
Câu 24: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl dư thì dãy các chất nào đều bị tan hết?
A. Cu, Ag, Fe B. Al, Fe, Ag C. Cu, Al, Fe D. CuO, Al, Fe
Câu 25: X là kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dd Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Mg, Ag. B. Fe, Cu. C. Ag, Mg. D. Cu, Fe.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến 70 câu của đề kiểm tra chương đại cương kim loại môn Hóa 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 70: Hoà tan hoàn toàn 14,8 gam hh Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng Sau phản ứng thu được 10,08 lit khí NO2 và 2,24 lit khí SO2 ( đktc) . Khối lượng Fe trong hh là
A. 5,6 g B. 8,4 g C. 6,72 g D. 2,8 g
Câu 71: Cho 0,09 mol Cu vào bình chứa 0,16 mol HNO3 thoát ra khí NO duy nhất. Thêm tiếp H2SO4 loãng dư vào bình, Cu tan hết và thu thêm V ml NO ở đktc. Giá trị của V là
A. 1344 B. 672 C. 448 D. 224
Câu 72: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hh X gồm Fe , FeO, Fe2O3 , Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hh X trên bằng dd H2SO4 đặc nóng dư thì thu được V ml khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 224 B. 448 C. 336 D. 112
Câu 73: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dd X . Cho 360 ml dd NaOH 1M vào X thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 400 ml dd NaOH 1M vào X thu được a gam kết tủa .Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Giá trị của m là
A. 15,39 B. 18,81 C. 20,52 D. 19,66
Câu 74: Hoà tan 15 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al bằng dd HNO3 thu được 6,72 lit hỗn hợp khí NO và N2O (đkc) sản phẩm khử duy nhất trong đó VNO : VN2O = 2: 1. % khối lượng Mg trong hh ban đầu là
A. 74% B. 64% C. 54% D. 47%
Câu 75: Lấy 14,3 g hh X gồm Mg, Al, Zn đem đốt trong oxi dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thì nhận được 22,3 g hh Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dd HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hh Y
A. 400 ml B. 500 ml C. 600 ml D. 750 ml
Câu 76: Cho m gam hh X gồm Al và Cu vào dd HCl dư sau khi phản ứng kết thúc sinh ra 3,36 lit khí ( ở đktc) . Nếu cho m gam hh X trên vào một lượng dư axit nitric đặc nguội khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lit khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc ). Giá trị của m là
A. 11,5 B. 10,5 C. 12,3 D. 15,6
Câu 77: Hoà tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S ; FeS; FeS2 trong dd HNO3 đặc nóng dư thu được 0,48 mol NO2 ( sản phẩm khử duy nhất ) và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd Ba(OH)2 dư lọc và nung đến khối lượng không đổi được m gam hỗn hợp rắn. Gía trị của m là
A. 11,65 B. 12,815 C. 17,545 D. 15,145
Câu 78: Hoà tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Mg vào dd Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc nóng thu được 0,1 mol mỗi khí SO2 ; NO2 ; NO; N2O. % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 63% B. 36% C. 50% D. 46%
Câu 79: Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hh X gồm CuO ; Al2O3 ; Fe2O3 và MgO nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn Y . Số mol CO phản ứng biết mX – mY = 4,8gam
A. 0,4 B. 0,3 C. 0,15 D. 0,1
Câu 80: Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). M là kim loại
A. Mg B. Fe C. Cu D. Ca
Câu 81: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khicác phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N ). Giá trị của a là:
A. 11,0 B. 8,4 C. 11,2 D. 5,6
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề kiểm tra Chương Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề kiểm tra 45 phút đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Lê Quý Đôn
- Các dạng bài tập cơ bản chuyên đề kim loại
- Đề cương ôn tập phần kim loại môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Lý Thái Tổ
Chúc các em học tập thật tốt!