Đề kiểm tra bài viết số 3 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận

         SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ                                                                ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN                                                     NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                                        MÔN: NGỮ VĂN 12

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ

Vô tư quá để bây giờ xao xuyến

Bèo lục bình mênh mang màu mực tím

Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông...

 

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng

Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi

Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội

Ta nhận ra mình đang lớn khôn...

 

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

 

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

(Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong hai khổ thơ cuối của đoạn trích.

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong những câu thơ sau hay không? Vì sao?

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ sau. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.

  Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

     Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

      Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

  Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

 Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)

..............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2: Những hình ảnh đẹp đẽ của năm tháng tuổi trẻ: màu mực tím, nét chữ thiếu thời, bối rối sắc hồng, hoa phượng…

Câu 3:

  • Phép điệp từ: Biết ơn”
  • Tác dụng: Khiến cho lời thơ giàu nhạc điệu, nhấn mạnh sự thức nhận và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với những gì bé nhỏ gần gũi, với mẹ đã giúp mình lớn khôn và biết trân trọng tuổi trẻ.

Câu 4:

Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và đoạn trích Việt Bắc
  • 2 câu đầu: Thể hiện tấm lòng của người về xuôi với Việt Bắc luôn thủy chung, son sắt; khẳng định tình cảm, lời nhắn nhủ Việt Bắc đừng quên mình và nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người” – thiên nhiên và con người Việt Bắc.
  • 8 câu sau: Bức tranh tứ bình: Câu 6 tả cảnh, câu 8 tả người
    • Mùa đông: màu đỏ của hoa, màu xanh của lá tương phản, tươi tắn, đầy sức sống của rừng chuối; người đi lên nương rẫy dáng vẻ khỏe khoắn, tự tin, đầy sinh khí, nhiệt huyết.
    • Mùa xuân: màu trắng tinh khiết, bung nở của hoa mơ; dáng điệu lao động với sự tỉ mỉ, chăm chút, kiên trì, hăng say.
    • Mùa hè: không gian ngập tràn màu sắc rực rỡ, âm thanh rộn rã; hình ảnh thân thương của người em dịu dàng, duyên dáng, hài hòa giữa thiên nhiên
    • Phần nâng cao: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bức tranh mùa hè: Âm thanh, từ đổ trong thời khắc giao mùa…
    • Mùa thu: ánh trăng tràn ngập tạo nên không gian huyền ảo, lãng mạn, gợi ước mơ thanh bình; tiếng hát ca gợi nhớ những con người giàu nghĩa tình, thủy chung, son sắt.
  • Những đặc sắc nghệ thuật:
    • Lối xưng hô mình – ta linh hoạt;
    • Kết cấu đan xen một câu tả cảnh một câu tả người, giọng thơ tâm tình tha thiết...

Nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ

  • Về nội dung:
    • Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tươi tắn, tràn trề sức sống, thơ mộng của đất nước Việt Nam.
    • Tình cảm sâu đậm của người đi kẻ ở đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta: coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất; tình cảm sâu đậm không dễ xóa nhòa, quên lãng; sống thủy chung có trước có sau; tấm lòng tri ân, hướng về cội nguồn đã cho mình khôn lớn; tinh thần lạc quan: chia tay nhưng không bi ai, gợi nhớ kỉ niệm cách mạng dù gian khổ nhưng vẫn luôn chứa đựng những cái nhìn tích cực…
  • Về nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối đối đáp giao duyên mình - ta, giọng thơ tâm trình,  sử dụng linh hoạt từ láy và các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh thơ giản dị ...

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra bài viết số 3 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả trong bài viết của mình.

--Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?