Đề kiểm tra bài viết số 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT thị xã Quảng Trị

           SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ                                                         ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1

TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ                                                  NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                 MÔN: NGỮ VĂN 12

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

… Hồi tháng 4 năm ngoái, cuộc đối thoại toàn cầu “Tương lai công việc là tương lai mà chúng ta muốn” do tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), quy tụ các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, các lãnh đạo các quốc gia và các trường đại học để bàn về tương lai của thị trường lao động trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Theo bản báo cáo tóm tắt các kiến nghị diễn ra trong hai ngày của sự kiện, các nhà kinh tế cho rằng kĩ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra. Tiến bộ về công nghệ sẽ làm gián đoạn thị trường lao động và làm thay đổi tất cả các loại hình công việc hiện nay, cách thức mà công việc đó được vận hành. Do đó, kĩ năng người lao động cần có để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi theo. Điều này nhấn mạnh vai trò của các trường đào tạo và các nhà hoạch định chính sách.

   Các trường đại học, trường đào tạo nghề cần phải theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ, qua đó thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm cần thiết như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp… Đây là những kỹ năng mà máy móc khó lòng thay thế được và giúp người lao động dễ dàng chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác.

Ngoài ra, các trường cũng nên đào tạo cho sinh viên và người lao động các kỹ năng và tin học, số hóa, kỹ năng lập trình máy tính và khoa học máy tính cũng như khả năng tương tác với máy tính. Đây có thể là những kỹ năng phổ biến xuyên suốt hầu hết các công việc trong tương lai.

   Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kĩ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai.

(Thùy Dung, Đào tạo kỹ năng để không bị mất việc bởi công nghiệp 4.0, Dẫn theo http://www.thesaigontimes.vn ngày 3/1/2018)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Theo tác giả, vì sao các trường đại học, trường đào tạo nghề cần thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm?

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 150 từ bàn về quan điểm: “đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kỹ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai”.

Phần II. Làm  văn (7,0 điểm )
Phân tích hệ thống lập luận trong bản Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh (SGK Ngữ văn 12, tập 1). Từ đó, liên hệ với những tác phẩm mang ý nghĩa tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc mà anh/chị đã học và đã đọc để làm rõ khát vọng độc lập, tự do của dân tộc ta.

..............HẾT................

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2 (1,0 điểm)

Các trường đại học cần thay đổi chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người học kĩ năng mềm:

  • Kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra.
  • Tiến bộ về công nghệ sẽ làm gián đoạn thị trường lao động và làm thay đổi tất cả các loại hình công việc hiện nay, cách thức mà công việc đó được vận hành.
  • Do đó, kỹ năng người lao động cần có để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi theo. Điều này nhấn mạnh vai trò của các trường đào tạo và các nhà hoạch định chính sách.

Câu 3 (1,5 điểm)

1. Về hình thức

2. Về nội dung

  • Nếu đồng ý với quan điểm đó có thể giải thích:
    • Mỗi cá nhân cần có những kĩ năng chung, kĩ năng tổng hợp để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh.
    • Xã hội luôn biến đổi từng ngày, bởi vậy không chỉ đi chuyên sâu vào một kĩ năng nhất định, cần phải có sự đa dạng trong tất cả các kĩ năng để nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh xã hội thay đổi.
    • Có nhiều kĩ năng làm việc khác nhau, khi gặp một số vấn đề khó giải quyết, có thể kết hợp linh hoạt các kĩ năng để giải xử lí vấn đề nhanh hơn.
  • Nếu không đồng ý với quan điểm đó có thể giải thích:
    • Cha ông ta vẫn thường nói “trăm hay không bằng tay quen” chỉ cần làm thành thạo, làm tốt trong một nghề còn hơn là làm nhiều nghề những không làm tốt được việc gì.
    • Sự vận dụng thành thục một kĩ năng nào đó sẽ giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

Phần II. Làm  văn (7,0 điểm )

1. Yêu cầu chung:

 Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng: Đoạn văn và  bài nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
  • Nêu hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập  vấn đề cần bàn luận

2. Thân bài:
2.1 Phân tích hệ thống lập luận trong bản Tuyên ngôn Độc lập (4,0 điểm): 

a. Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với 3 vấn đề chính

  • Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc ...)
  • Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.
  • Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

b. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập

  • Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng ... ”) và tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...”) làm cơ sở pháp lí.
  • Ý nghĩa:
  • Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mĩ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lí đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.
  • Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.
  • Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
  • Dùng phương pháp suy luận trưc tiếp, “suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lí không thể chối cãi được”
  • Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

c. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

  • Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:
    • Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.
    • Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, thực dân Pháp không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…

      -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra bài viết số 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT thị xã Quảng Trị. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả trong bài viết của mình.

--Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?