Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Cam Lộ

TRƯỜNG THPT CAM LỘ

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất

B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra

C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN

D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến                                              B. Nông nghiệp và khai thác mỏ

C. Nông  nghiệp và thương nghiệp                              D. Giao thông vận tải

Câu 3: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp

B. Biến Việt Nam  thành thị trường tiêu thụ hàng hoá do Pháp sản xuất

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp

D. Biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên liệu cho Pháp

Câu 4: Tác động của chương trình khai thác lần II đến kinh tế Việt Nam là:

A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ

B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp

C. Nền kinh tế Việt Nam  lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp

D. VN trở thành thị trường độc chiếm của Pháp

Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là lực lượng nào?

A. Công nhân                       B. Nông dân                    C. Tiểu tư sản                  D. Tư sản dân tộc

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới I, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng VN?

A. Công nhân và tư sản                                              B. Nông dân và địa chủ

C. Nhân dân VN với thực dân Pháp                            D. Địa chủ và tư sản

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

A. Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu

B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn

C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng

D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay

B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari

Câu 9: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?

A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa

B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp

C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam

D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam

Câu 10: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:

A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước

B. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản

C. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội

D. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản

Câu 11: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?

A. Từ chủ nghĩa yêu nước đền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn

B. Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản

D. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

Câu 12: Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (TQ)                       B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (TQ)

C. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (TQ)                       D. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (TQ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 13 đến câu 29 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 30: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản .

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Kê thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D. Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới .

Câu 31: Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.                                 B. Tầng lớp đại địa chủ.  

C. Tầng lớp tư sản mại bản.                                      D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 32: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã:

A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng.

Câu 33: Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.                                   B. Giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp tư sản dân tộc.                                          D. Tầng lớp tư sản mại bản.

Câu 34: Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì?

A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. Vô sản, kiên định cách mạng.

C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.

Câu 35: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuần giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuần giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 36: Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội  Pháp (12 - 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Câu 37: Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?

A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua.

B. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

C. Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (12 - 1930)

D. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935)

Câu 38: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

A. Chủ nghía Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. Ảnh hưởng từ Nhật Bản.

Câu 39: Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.                   B. Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài.

C. Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu.                    D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 40: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền pháp thả Phan Bội Châu  và đám tang Phan Châu Trinh.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.

D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Cam Lộ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?