TRƯỜNG THPT HẢI HẬU C | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 4 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:
A. màu da cam sang màu vàng B. màu vàng sang màu da cam
C. không màu sang màu da cam D. không màu sang màu vàng
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt trong dung dịch HNO3, thể tích khí NO (ĐKC) thoát ra là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 5,60 lít
Câu 3: Hòa tan 11,2 gam kim loại X trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (ở ĐKC). Xác định tên kim loại X?
A. kẽm B. sắt C. magie D. crom
Câu 4: Sắt(III) oxit có công thức là:
A. Fe(OH)3 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4
Câu 5: Chọn mệnh đề đúng:
A. CrO3 chỉ có tính oxy hóa B. Cr chỉ có tính oxy hóa
C. Cr2O3 chỉ có tính oxy hóa D. Cr2O3 chỉ có tính khử
Câu 6: Cho 32 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, MgO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO42M. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 60g B. 80g C. 85g D. 90g
Câu 7: Cho phương trình: xFeO + yHNO3 → zFe(NO3)3 + vNO + tH2O
Tỉ lệ x: y là:
A. 3 : 1 B. 10 : 3 C. 1 : 3 D. 3 : 10
Câu 8: Có các thông tin về sắt như sau: (1) có tính nhiễm từ; (2)màu trắng ánh bạc; (3)dẻo, dễ dát mỏng; (4)dẫn nhiệt tốt. Chọn ra các thông tin đúng?
A. 1,2,4 B. 1, 3, 4 C. 1,4 D. 1,2,3,4
Câu 9: Quặng có hàm lượng sắt ít nhất là:
A. hematit(Fe2O3) B. manhetit(Fe3O4) C. xiđerit(FeCO3) D. pirit(FeS2)
Câu 10: Các số oxy hóa thông dụng của Cr là:
A. +1, +2, +4, +6 B. +2, +4, +6 C. +2, +3, +6 D. +3, +4, +6
Câu 11: Cho FeO tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào X, thu được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Công thức của X là:
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe D. Fe2O3
Câu 12: Nguyên tử X phản ứng được với Fe2+, ion X2+ phản ứng được với Zn, ion Zn2+ không phản ứng được với nguyên tử X. Chọn đúng ký hiệu hóa học của X?
A. Cr B. Al C. Ni D. Cu
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Sắt(III) oxit có công thức là:
A. Fe3O4 B. Fe(OH)3 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 2: Lựa chọn nội dung đúng nhất:
A. sắt (II) oxit có màu đen và tan tốt trong nước
B. sắt (II) oxit có màu trắng và không tan trong nước
C. tất cả các muối sắt (II) đều tan tốt trong nước
D. muối sắt (III) có màu vàng, là màu của ion Fe3+
Câu 3: Oxy hóa m gam FeCl2 bằng Cl2 thì cần 2,24 lít Cl2 (ở ĐKC) . Tính m?
A. 27,1 B. 24,5 C. 25,4 D. 12,7
Câu 4: Cho phương trình: xFeO + yHNO3 → zFe(NO3)3 + vNO + tH2O
Tỉ lệ x: y là:
A. 10 : 3 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 3 : 10
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt trong dung dịch HNO3, thể tích khí NO (ĐKC) thoát ra là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 5,60 lít D. 3,36 lít
Câu 6: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt 1%
A. 1258,25 tấn B. 1432,15 tấn C. 1325,16 tấn D. 1381,24 tấn
Câu 7: Có các thông tin về sắt như sau: (1) có tính nhiễm từ; (2)màu trắng ánh bạc; (3)dẻo, dễ dát mỏng; (4)dẫn nhiệt tốt. Chọn ra các thông tin đúng?
A. 1, 3, 4 B. 1,4 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4
Câu 8: Cho FeO tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào X, thu được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Công thức của X là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe D. Fe3O4
Câu 9: Nguyên tử X phản ứng được với Fe2+, ion X2+ phản ứng được với Zn, ion Zn2+ không phản ứng được với nguyên tử X. Chọn đúng ký hiệu hóa học của X?
A. Ni B. Cu C. Al D. Cr
Câu 10: Sản xuất Cr từ Cr2O3 bằng phương pháp nào cho hợp lý?
A. điện phân dung dịch B. điện phân nóng chảy
C. nhiệt luyện D. thủy luyện
Câu 11: Nhận biết FeCl2 và FeCl3 bằng phương pháp hóa học, cần thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch NaOH B. dung dịch H2SO4loãng
C. dung dịch HCl D. dung dịch NaCl
Câu 12: Chọn mệnh đề đúng:
A. Cr chỉ có tính oxy hóa B. CrO3 chỉ có tính oxy hóa
C. Cr2O3 chỉ có tính oxy hóa D. Cr2O3 chỉ có tính khử
Câu 13: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, tính khối lượng Crom tạo thành từ 60 tấn nhôm chứa 10% tạp chất trơ?
A. 132,2 tấn B. 115,5 tấn C. 104,0 tấn D. 128,4 tấn
Câu 14: Hai oxit Cr2O3, Al2O3 đều có chung tính chất:
A. tính lưỡng tính B. oxit axit C. tan tốt trong nước D. tính khử
Câu 15: Nguyên tố R có số thứ tự là 26 trong bảng tuần hoàn, tên của R là:
A. kẽm B. sắt C. nhôm D. crom
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Cho dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 có thêm dung dịch NaOH. Sản phẩm chứa muối crom là:
A. CrBr2 B. Na2Cr2O7 C. Na2CrO4 D. CrBr3
Câu 2: Nguyên tố R có số thứ tự là 26 trong bảng tuần hoàn, tên của R là:
A. sắt B. kẽm C. crom D. nhôm
Câu 3: Cho phương trình: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Tính thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,1M khi có 0,6 mol FeSO4 phản ứng?
A. 0,5 lít B. 1,5 lit C. 1 lít D. 0,75 lít
Câu 4: Cho phương trình: xFeO + yHNO3 → zFe(NO3)3 + vNO + tH2O
Tỉ lệ x: y là:
A. 3 : 1 B. 10 : 3 C. 1 : 3 D. 3 : 10
Câu 5: Nguyên tử X phản ứng được với Fe2+, ion X2+ phản ứng được với Zn, ion Zn2+ không phản ứng được với nguyên tử X. Chọn đúng ký hiệu hóa học của X?
A. Al B. Cr C. Ni D. Cu
Câu 6: Nhận biết FeCl2 và FeCl3 bằng phương pháp hóa học, cần thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl
C. dung dịch H2SO4loãng D. dung dịch NaCl
Câu 7: Quặng có hàm lượng sắt ít nhất là:
A. hematit(Fe2O3) B. xiđerit(FeCO3) C. pirit(FeS2) D. manhetit(Fe3O4)
Câu 8: Có các thông tin về sắt như sau: (1) có tính nhiễm từ; (2)màu trắng ánh bạc; (3)dẻo, dễ dát mỏng; (4)dẫn nhiệt tốt. Chọn ra các thông tin đúng?
A. 1, 3, 4 B. 1,2,4 C. 1,4 D. 1,2,3,4
Câu 9: Oxy hóa m gam FeCl2 bằng Cl2 thì cần 2,24 lít Cl2 (ở ĐKC) . Tính m?
A. 12,7 B. 24,5 C. 27,1 D. 25,4
Câu 10: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, tính khối lượng Crom tạo thành từ 60 tấn nhôm chứa 10% tạp chất trơ?
A. 128,4 tấn B. 115,5 tấn C. 132,2 tấn D. 104,0 tấn
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt trong dung dịch HNO3, thể tích khí NO (ĐKC) thoát ra là:
A. 5,60 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 12: Vật dụng nào sau đây của kim loại crom được sử dụng trong thực tế?
A. dây dẫn điện B. dao cắt thủy tinh C. nam châm D. thân máy bay
Câu 13: Chọn thông tin sai trong nội dung ứng dụng của hợp kim sắt dưới đây:
A. thép mềm để sản xuất tấm lợp, xô, chậu
B. gang trắng để chế tạo dụng cụ y tế, máy nghiền đá
C. gang xám để đúc bệ máy, ống dẫn nước
D. thép cứng để chế tạo vòng bi, vỏ xe bọc thép
Câu 14: Lựa chọn nội dung đúng nhất:
A. muối sắt (III) có màu vàng, là màu của ion Fe3+
B. tất cả các muối sắt (II) đều tan tốt trong nước
C. sắt (II) oxit có màu trắng và không tan trong nước
D. sắt (II) oxit có màu đen và tan tốt trong nước
Câu 15: Biết số electron lớp ngoài cùng và lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa của nguyên tử nguyên tố A là ... 3d54s1. A là nguyên tố nào sau đây?
A. Cu B. Cr C. Fe D. Ni
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt 1%
A. 1325,16 tấn B. 1381,24 tấn C. 1258,25 tấn D. 1432,15 tấn
Câu 2: Quặng có hàm lượng sắt ít nhất là:
A. hematit(Fe2O3) B. manhetit(Fe3O4) C. xiđerit(FeCO3) D. pirit(FeS2)
Câu 3: Chọn thông tin sai trong nội dung ứng dụng của hợp kim sắt dưới đây:
A. gang trắng để chế tạo dụng cụ y tế, máy nghiền đá
B. thép mềm để sản xuất tấm lợp, xô, chậu
C. gang xám để đúc bệ máy, ống dẫn nước
D. thép cứng để chế tạo vòng bi, vỏ xe bọc thép
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử sắt là:
A. [18Ar]3d64s1 B. [18Ar]3d64s2 C. [18Ar]3d6 D. [18Ar]3d5
Câu 5: Cho phương trình: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Tính thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,1M khi có 0,6 mol FeSO4 phản ứng?
A. 1 lít B. 1,5 lit C. 0,75 lít D. 0,5 lít
Câu 6: Hai oxit Cr2O3, Al2O3 đều có chung tính chất:
A. tan tốt trong nước B. tính lưỡng tính C. oxit axit D. tính khử
Câu 7: Nguyên tử X phản ứng được với Fe2+, ion X2+ phản ứng được với Zn, ion Zn2+ không phản ứng được với nguyên tử X. Chọn đúng ký hiệu hóa học của X?
A. Cu B. Cr C. Ni D. Al
Câu 8: Hòa tan 11,2 gam kim loại X trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (ở ĐKC). Xác định tên kim loại X?
A. crom B. kẽm C. magie D. sắt
Câu 9: Cho dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 có thêm dung dịch NaOH. Sản phẩm chứa muối crom là:
A. CrBr2 B. Na2Cr2O7 C. Na2CrO4 D. CrBr3
Câu 10: Cho phương trình: xFeO + yHNO3 → zFe(NO3)3 + vNO + tH2O
Tỉ lệ x: y là:
A. 3 : 1 B. 10 : 3 C. 3 : 10 D. 1 : 3
Câu 11: Oxy hóa m gam FeCl2 bằng Cl2 thì cần 2,24 lít Cl2 (ở ĐKC) . Tính m?
A. 25,4 B. 12,7 C. 27,1 D. 24,5
Câu 12: Cho FeO tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào X, thu được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Công thức của X là:
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. Fe D. FeO
Câu 13: Nguyên tố R có số thứ tự là 26 trong bảng tuần hoàn, tên của R là:
A. nhôm B. crom C. kẽm D. sắt
Câu 14: Sản xuất Cr từ Cr2O3 bằng phương pháp nào cho hợp lý?
A. nhiệt luyện B. thủy luyện
C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt trong dung dịch HNO3, thể tích khí NO (ĐKC) thoát ra là:
A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 5,60 lít D. 2,24 lít
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút lần 4 môn Hóa học 12 Trường THPT Hải Hậu C. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: