TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT SỐ 2 MÔN: HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020
|
Câu 1: Trùng ngưng 13,1gam axit 6-amino hexanoic ở điều kiện thích hợp thu được m gam polime và 1,35gam nước. Giá trị của m là
A. 11,750gam. B. 8,475gam. C. 6,520gam. D. 9,825gam.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol đipeptit Gly-Ala bằng dung dịch NaOH khối lượng muối thu được là
A. 20,8gam. B. 22,6gam. C. 19,0gam. D. 16,8gam.
Câu 3: pH của dung dịch cùng nồng độ mol/lit của ba chất: glyxin, lysin, axit glutamic tăng dần theo thứ tự
A. axit glutamic, glyxin, lysine. B. lysine, glyxin, axit glutamic
C. axit glutamic, lysine, glyxin. D. glyxin, axit glutamic, lysine.
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn 1mol tripeptit A thu được 2mol glyxin và 1 mol alanin. Số công thức cấu tạo có thể có của A là
A. 4. B. 2. C. 5 D. 3.
Câu 5: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 28,60 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là :
A. 13,35 gam. B. 11,95 gam. C. 12,65 gam. D. 13,00 gam.
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C4H11N khi tác dụng với axit HNO2 ở nhiệt độ thường giải phóng khí N2 là
A. 5 B. 4 C. 4 D. 2
Câu 7: Polime nào sau đây không được dùng để làm chất dẻo
A. poli(metylmetacrylat). B. poli(vinyl-clorua)
C. poli(ure-fomadehit). D. poli(phenol-fomadehit).
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Amino axit rất it tan trong nước
B. Ở trạng thái kết tinh, amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
C. Amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ olon thuộc loại tơ poliamit.
B. Tơ capron là polime trùng ngưng.
C. Poliacrilonitrin dùng để chế tạo tơ olon
D. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polibutadien.
Câu 10:Một loại cao su buna-N có chứa 11,2% N về khối lượng. Tỉ lệ số mắc xích buta-1,3-dien : acrilonitrin là
A.2 : 1 B.4 : 3 C.1 : 2 D.3 : 2
Câu 11: Phản ứng nào sau đây giữ nguyên mạch polime ?
A. Thủy phân poli(vinyl-axetat) B. Đun nóng nhựa rezol thành nhựa rezit.
C. Thủy phân polipeptit. D. Thủy phân tinh bột.
Câu 12: Cho chất có chứa nhóm –CO-NH- là
A. Polistyren. B. Poli(ure-fomadehit).
C. poli( metyl metacrylat). D. poli( etylen-tereftalat)
Câu 13: Khi đun nóng hỗn hợp anđehit fomic và phenol dư trong môi trường axit thu được
A. nhựa novolac. B. nhựa bakelit C. nhựa rezol. D. nhựa rezit.
Câu 14: Chất X có công thức phân tử C3H7NO2 biết X + NaOH ® Y + CH3OH. Vậy X là
A. NH2-CH2COOCH3. B. CH2=CH-COONH4.
C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. HCOONH3CH3
Câu 15: Khối lượng phân tử trung bình của tơ nitron là 82150 đvC. Số mắt xích trung bình của loại tơ trên là
A. 364. B. 1310. C. 2540 D. 1550.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng : Alanin → \(X( + {H_2}S{O_4},{t^O}) \to Y( + C{H_3}OH,{H_2}S{O_4},c,{t^o}) \to Z\)
Cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. CH3-CH(OH)-COOH ;CH3 –CH2-COOCH3
B. CH3-CH(OH)-COOH ;CH2=CH-COOCH3.
C. CH3-CH(OH)-COOH ;CH3-CH(OH)-COOCH3.
D. CH2=CH-COOH ;CH2=CH-COOCH3.
Câu 17: Cho 0,2 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối và 7,2gam H2O. A có thể là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. axit ađipic.
Câu 18: Công thức tổng quát của amin no đơn chức mạch hở là
A. CnH2n-1N B. CnH2n+3N. C. CnH2n+1N. D. CnH2nN.
Câu 19: Hợp chất có công thức C6H5-NH2 có tên gọi là
A. phenylamin. B. benzylamin. C. propylamin. D. alanin.
Câu 20: Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng trùng hợp?
A. poli(phenol-fomandehit). B. poli(etylen-terephtalat).
C. Poli(metyl metacrylat). D. poli(hexametylen-adipamit)
Câu 21: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1:2:1. Hỗn hợp X trên tác dụng tối đa với m gam dung dịch HCl 25% . Giá trị của m là (cho rằng các amin phản ứng với nước là không đáng kể)
A. 39,12 gam B. 4,38 gam. C. 17,52 gam D. 70,08 gam
Câu 22: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và lysin. Để trung hòa m gam X cần dùng 300mol dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy m gam X thu được 23,52 lit CO2 và 21,15g H2O. Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy m gam hỗn hợp X trên là
A. 89,88lit. B. 59,92 lit. C. 29,96lit. D. 49,84lit.
Câu 23: Khối lượng metyl metacrylat cần dùng để điều chế được 75 gam poli(metyl metacrylat) là ( Biết hiệu suất phản ứng là 75%)
A. 75,00gam. B. 100,00gam. C. 56,25gam. D. 50,00gam
Câu 24: Trung hòa hòan tòan 15,00 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 33,25 gam muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2. B. H2NCH2CH2NH2
C. CH3CH2CH2NH2. D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 25: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C4H9NO2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5
Câu 26: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ visco, tơ tằm, tơ nitron, tơ enang, nilon-6,6, tơ lapsan. Số tơ tổng hợp là
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5.
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 37,8 tripeptit A thu được 45,0gam hỗn hợp các a-aminoaxit trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử oxi. Số mol NaOH dùng để tác dụng vừa đủ với 45,0gam hỗn hợp các a-aminoaxit trên là
A. 0,4mol. B. 0,6mol. C. 0,2mol. D. 0,3mol
Câu 28: Dãy gồm các được sắp xếp theo chiều tăng dần của lực bazo
A. etyl amin, ammoniac, p-metyl anilin, anilin.
B. anilin, amoniac, p-metyl anilin, etyl amin
C. p-metyl anilin, anilin, ammoniac, etyl amin.
D. anilin, p-metyl anilin, amoniac, etyl amin.
Câu 29: X là một α-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Cho 15,450 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 20,925gam muối clorua của X. CTCT của X có thể là
A. CH3[CH2]4CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOH.
Câu 30: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch không nhánh?
A. amilopectin. B. cao su lưu hóa. C. nhựa rezit. D. nhựa rezol.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.