TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14. B. 15. C. 13. D. 27.
Câu 2: Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do
A. các electron tự do trong mạng tinh thể.
B. các ion kim loại.
C. các electron hóa trị.
D. Các kim loại đều là chất rắn.
Câu 3: Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Au.
Câu 4: Kim loại cứng nhất là
A. Cr. B. Os. C. Pb. D. W.
Câu 5: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cu. B. Na. C. Hg. D. Fe.
Câu 6: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Au.
Câu 7: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 8: Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào?
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 9: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+. B. Zn2+. C. Fe2+. D. Ag+.
Câu 10: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 11: Cho hỗn hợp dung dịch gồm Fe(NO3)2 và CuCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. Chất rắn thu được sau phản ứng là
A. AgCl, Cu. B. AgCl, Ag. C. Ag, Cu. D. AgCl.
Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
Câu 13: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. B. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
C. Gắn đồng với kim loại sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 14: Để hạn chế sự ăn mòn vỏ tàu đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) tấm kim loại nào dưới đây?
A. đồng. B. chì. C. kẽm. D. bạc.
Câu 15: Nhúng thanh Fe lần lượt vào các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) CuCl2, (3) NiCl2, (4) ZnCl2, (5) hỗn hợp gồm HCl và CuSO4. Những trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 16: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Al, Na, Ba. B. Ca, Ni, Zn. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cr, Cu.
Câu 17: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 18: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:
Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là
A. CuO + H2 → Cu + H2O.
B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.
C. CuO + CO → Cu + CO2.
D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 19:Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 20:Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 0,32.
....
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra 45 phút lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Chu Văn Thịnh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lý Thái Tổ
- Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Trường Thọ
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!