SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 12 |
Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1930 là gì?
A. Sự tồn tại song song của 2 khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản
B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.
C. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản.
D. Sự xuất hiện của 3 tổ chức cách mạng.
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.
B. Thực dân pháp không chú trọng khai đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.
D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh.
Câu 3. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII( 5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Cũng cố được khối đoàn kết nhân dân.
B. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 4. Sự áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật dẫn đến hậu quả gì?
A. Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam thực dân Pháp - Nhật sâu sắc.
B. Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
C. Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật gay gắt.
D. Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật-Pháp sâu sắc.
Câu 5. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
B. áp dụng thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
C. quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh.
D. điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi.
Câu 6. Đại hội đại biểu lần thứ II của đảng(2-1951) có ý nghĩa gì?
A. Làm cho nhân dân thế giới hiểu về cách mạng Việt Nam.
B. Tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
C. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo vè trưởng thành của Đảng, thúc đẩy kháng chiến tiến lên, là đại hội kháng chiến thắng lợi
D. Nêu cao vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng và giai cấp công nhân.
Câu 7. Từ đầu những năm 70 trở đi, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm
A. liên kết kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
C. công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.
D. giáo dục - khoa học kĩ thuật lớn nhất thế giới.
Câu 8. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện lịch sử nào?
A. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam phần nào có lợi cho cách mạng nước ta.
B. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, ta mạnh hơn địch cả về thế và lực.
C. Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu.
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.
Câu 9. Nguyên nhân quyết định làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là
A. tinh thần đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân Việt Nam.
B. hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.
C. tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương
D. sự lãnh đạo sang suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Câu 10. Nguyên nhân xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây vì
A. Mĩ và Liên Xô đều bị thế giới lên án.
B. Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm thế lực trước sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, Tây Âu và các nước công nghiệp mới NICS.
C. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng địa vị.
D. Liên Xô không còn đủ khả năng bao tiêu quân sự cho các nước XHCN.
Câu 11. Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
Câu 12. Sự kiện lịch sử nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn, giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời.
B. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá.
C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Câu 13. Phong trào đấu tranh nào dưới đây của giai cấp tiểu tư sản là tiêu biểu nhất trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. "Chấn hưng nội hóa".
B. Đòi Pháp trả tự do cho cụ Phan Bội Châu.
C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
D. "Bài trừ ngoại hóa".
Câu 14. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975- 1976 đã:
A. Tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ tổ Quốc.
B. Đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành
C. Tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên Bang Đông Dương.
D. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt kinh tế.
Câu 15. Sự kiện nào của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Phong trào Đồng khởi.
B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Chiến thắng Ấp Bắc.
Câu 16. Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và công nghệ, Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất nào dưới đây?
A. Ứng dụng quốc phòng.
B. Ứng dụng dân dụng.
C. Ứng dụng công nghệ.
D. Ứng dụng giáo dục.
Câu 17. Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
C. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Câu 18. Nội dung nào sau đây là chủ trương của Đảng ta trong Đông-Xuân 1953-1954?
A. giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự để kết thúc chiến tranh.
B. tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
C. ta tránh giao chiến ở miền Bắc để chuẩn bị đàm phán.
D. trong vòng 18 tháng phải đánh bại Pháp.
Câu 19. “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1930 – 1945?
A. Phong trào 1932 – 1935.
B. Phong trào 1940 – 1945.
C. Phong trào 1930 – 1931.
D. Phong trào 1936 – 1939.
Câu 20. Chủ trương đường lối mới của Trung Quốc(1978) và đường lối đổi mới của Đảng ta(1986) có nét chung gì?
A. Lấy văn hóa- xã hội làm trung tâm
B. Lấy chính trị làm trung tâm
C. Lấy giáo dục làm trung tâm
D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
Câu 21. Hội nghị lần thứ 24 của ban chấp hành đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1975 đề ra nhiệm vụ nào sau đây cho cách mạng Việt Nam:
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ ngĩa trên cả nước.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất trong cả nước.
Câu 22. Sự kiện nào sau đây thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Thành lập Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào.
C. Thành lập Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào.
D. Thành lập Mặt trận Liên Việt.
Câu 23. Vì sao Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 ?
A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng nhưng bố phòng kiên cố.
B. Tây Nguyên là địa bàn quan trọng, lực lượng địch quá mỏng, lực lượng ta mạnh.
C. Tây Nguyên là địa bàn xa chiến trường chính, lực lượng địch ở đây mỏng và bố phòng sơ hở.
D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, do địch phán đoán sai hướng tiến công của ta nên chúng chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng và bố phòng sơ hở.
Câu 24. Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản sớm nhất ở Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. An Nam cộng sản đảng.
D. Đông dương cộng sản liên đoàn.
Câu 25. Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930- 1931 phát triển đạt đỉnh cao?
A. Thực hiện liên minh công nông bền vững.
B. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
D. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 12 năm 2020-2021 Trường THPT Lê Hữu Trác. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !