TRƯỜNG THPT HÀ NAM | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về khả năng dẫn điện là:
A. Fe, Al, Au, Ag, Cu B. Al, Fe, Cu, Au, Ag
C. Fe, Al, Au, Cu, Ag D. Ag, Cu, Au, Al, Fe
Câu 2: Cho dãy kim loại sau: Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại có tính khử yếu nhất là:
A. Mg B. Cu C. Na D. Fe
Câu 3: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C. NaOH loãng. D. NaCl loãng.
Câu 4: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của t là
A. 0,8. B. 0,3. C. 1,0. D. 1,2.
Câu 5: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1). Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(4). Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.
(2). Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
(5). Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
(3). Tấm gang để trong không khí ẩm lâu ngày
(6) Sắt tây bị xước để trong không khí ẩm
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 7: Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 20,4 B. 12,8 C. 10,8 D. 23,6
Câu 8: Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau : NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3 , NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo thành kết tủa là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X + Y → Al(OH)3↓ + Z
X + T → Z + AlCl3
AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T
Câu 9: Các chất X, Y, Z và T tương ứng là:
A. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCO3 và BaCl2 B. Al2(SO4)3, NaOH, Na2CO3 và H2SO4
C. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaSO4 và BaCl2 D. Al(NO3)3, NaNO3, BaCl2 và khí Cl2
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol H2 .Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa dung dịch Y là bao nhiêu ?
A. 240ml B. 1,20 lít C. 120ml D. 60ml
Câu 11: Cho các chất: (1) NaCl; (2) Na2CO3; (3) BaCl2; (4) Ca(OH)2; (5) Na3PO4; (6) Na2SO4. Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
A. (1), (2), (3). B. (2); (4). C. (2); (4); (6). D. (2); (4); (5).
Câu 12: Hoà tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400ml dd X. Cho từ 150 ml dd HCl 1M vào dd X, thu được dd Y vào 1,008 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,60. B. 20,13 C. 11,13. D. 13,20
Câu 13: Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,045g kết tủa. Giá trị của V là :
A. 75 B. 150 C. 300 D. 200
Câu 14: Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là
A. đá vôi. B. thạch cao sống. C. vôi tôi. D. thạch cao khan.
Câu 15: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ ?
A. Li B. Al C. Ca D. Na
Câu 16: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3
Câu 17: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng B. có bọt khí thoát ra
C. có kết tủa trắng và bọt khí D. không có hiện tượng gì.
Câu 18: Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:
Al và Na (1 : 2) vào nước dư.
Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) vào nước dư.
Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
BaO và Na2SO4 (1 : 1) vào nước dư.
Cu và Fe3O4 (1 : 1) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư.
Số hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là:
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 19: Cho phản ứng sau : A + HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O A có thể là:
A. Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 B. FeS2, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4
C. FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, FeS D. Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2
Câu 20: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của \({\rm{NO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }}\))
A. 4,48 gam. B. 5,60 gam. C. 3,36 gam. D. 2,24 gam.
Câu 21: Cấu hình eletron nào dười đây được viết đúng?
A. 26Fe: [ Ar]3d8 B. 26Fe2+ :[Ar]3d44s2 C. 24Cr: [Ar]3d44s2 D. 26Fe3+: [Ar]3d5.
Câu 22: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là
A. 3,2 gam. B. 6,4 gam. C. 5,6 gam. D. 2,8 gam.
Câu 23: Hoà tan m gam Cr trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 5,2. B. 23,4. C. 10,4. D. 15,6.
Câu 24: Nung hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375. B. 450. C. 300. D. 400.
Câu 25: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2
Câu 26: Cho m gam bột đồng vào 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 2,0 gam chất rắn không tan A. Tính m
A. 2,4g B. 3,28g C. 1,28 g D. 3,6g
Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
\(C{\rm{r}}{\left( {OH} \right)_3}( + K{\rm{O}}H) \to X( + C{l_2} + K{\rm{O}}H) \to Y( + {H_2}S{O_4}) \to Z( + FeS{O_3} + {H_2}S{O_4}) \to T\)
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là :
A. K2CrO4, KCrO2, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3 B. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4,Cr2(SO4)3
C. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4,CrSO4 D. KCrO2, K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3
Câu 28: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. HNO3. B. AgNO3. C. Fe(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 29: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. H2SO4. B. NaNO3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 30: Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ các chất thải trên ?
A. Etanol B. HNO3 C. Giấm ăn D. Nước vôi dư
Câu 31: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit?
A. CO. B. CaO. C. Al2O3. D. CrO3.
Câu 32: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Zn. B. Sn. C. Cu. D. Pb.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Hà Nam, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!