TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 2. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỷ luật.
Câu 3. Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là
A. thực hiện pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 5. Quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành là
A. công văn.
B. nội quy.
C. pháp luật.
D. văn bản.
Câu 6. Pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành?
A. Đoàn thanh niên.
B. Mặt trận tổ quốc.
C. Nhà nước.
D. Chính quyền.
Câu 7. Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự là vi phạm
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự .
D. kỷ luật.
Câu 8. Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 9. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?
A. Tài sản và sở hữu.
B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hội.
D. Nhân thân và lao động.
Câu 10. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là
A. trách nhiệm.
B. nguyên lí.
C. quy định.
D. nguyên tắc.
Câu 11. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân.
B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật.
D. phong tục tập quán.
Câu 12. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. thực hiện tự do ngôn luận.
Câu 13. Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xã hội rộng lớn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 14. Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
Câu 15. Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là trách nhiệm
A. hành chính.
B. hình sự.
C. hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 16. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng về văn hóa.
B. Bình đẳng về giáo dục.
C. Bình đẳng về ngôn ngữ.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 17. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam là
A. viện kiểm sát nhân dân các cấp.
B. công an viên khu vực.
C. công an cấp xã.
D. lực lượng dân phòng.
Câu 18. Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật
A. nghị quyết.
B. luật hôn nhân và gia đình.
C. chỉ thị.
D. nghị định.
Câu 19. A bắt trộm gà bị công an xử phạt hành chính là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 20. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.
B. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.
C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.
D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
Câu 22. Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ pháp lí
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và nữ?
A. Không phân biệt điều kiện làm việc.
B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
D. Có tiêu chuẩn và độ tuổi tuyển dụng như nhau.
Câu 24. Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tài sản riêng của
A. anh A.
B. vợ chồng anh A.
C. gia đình anh A.
D. cha mẹ anh A.
Câu 25. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi họ
A. kết hôn.
B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. nghỉ việc không có lí do.
D. có thai.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Ngô Quyền. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: