Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Huyện Điện Biên

TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1:  Dùng CO dư để khử hòan tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) thành sắt, dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì phản ứng vừa đủ và thu được 9,85 gam kết tủa . Mặt khác hòa tan tòan bộ sắt kim loại thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7 gam muối khan. Công thức sắt oxit (FexOy)?

    A.  FeO.                                                                     B.   Fe3O4.

    C.   FeO hoặc Fe2O3.                                                 D.   Fe2O3.       

Câu 2: Cho phản ứng sau: 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2. Vai trò của  FeCl3 là:

    A.  Môi trường.                                                          B.  Chất oxi hóa.     

    C.  Vừa khử vừa oxi hóa.                                          D.  Chất khử.     

Câu 3:  Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)

    A.  29,4 gam                   B.  29,6 gam                       C. 59,2 gam.                       D.  24,9 gam.

Câu 4: Hoà tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A. Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Khối lượng sắt đã tham gian phản ứng là

    A.  2,1992 gam.              B.  1,2992 gam.                  C. 1,9922 gam.                   D.  1,2299 gam.

Câu 5:  Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá khử ?

    A.  FeCl3  + Fe →  FeCl2                                           B.  Fe + CuSO4  →  FeSO4  + Cu

    C.  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                                     D. FeS  + 2 HCl →  FeCl2  + H2S

Câu 6:  Cần bao nhiêu tấn quặng hematit chứa 80% Fe2O3 để sản xuất được 44,8 tấn gang chứa 90% hàm lượng Fe, biết hiệu suất của phản ứng đạt 80%?

    A.   85 tấn.                      B.   90 tấn.                          C.  100 tấn.                         D.  75 tấn.  

Câu 7: Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 4,48 lit khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp đầu là:

    A.  0,520 gam.                B.  2,6 gam.                        C.  0,560 gam.           D.  5,2 gam.

Câu 8: Vị trí của 24Cr trong bảng tuần hoàn là:

    A.  Ô 24, chu kỳ 4, nhóm IB                                     B. Ô 24, chu kỳ 3, nhóm VIB

    C.  Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIIIB                               D.  Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB

Câu 9:  Cho các chất sau: Fe, FeCl2, CrO3, Fe2O3, K2Cr2O7, CrSO4. Dãy gồm các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng oxi hóa khử là:

    A.  CrO3, Fe2O3, K2Cr2O7.                                         B.  Fe, FeCl2, CrO3, Fe2O3, CrSO4.

    C. CrO3, Fe2O3, K2Cr2O7, CrSO4.                             D. Fe, CrO3, Fe2O3, K2Cr2O7.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là:

    A.   MgCO3.           B.  CaCO3.                                  C.   BaCO3. D.   FeCO3.

Câu 11: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)

   A.2,8.              B.1,4.              C.5,6.                          D. 11,2.

Câu 12:  Tính chất hoá học của sắt là:

    A.  Tính khử mạnh.                                                    B.  Tính khử trung bình.  

    C. Tính khử yếu.                                                        D.  Tính oxi hóa.

Câu 13: Hòa tàn 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dd HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là:

    A.  12,4 gam.                     B.  11,2 gam.                  C.  15,2 gam.                       D.  10,9 gam.

Câu 14:  Khi cho FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, dung dịch tạo thành sau phản ứng gồm:

    A.  Fe(NO3)3, HNO3, H2O.                                        B. Fe(NO3)3, NO, H2O.

    C.  Fe(NO3)3, HNO3, NO, H2O.                                D.  Fe(NO3)2, NO2 , H2O.

Câu 15: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2% - 5%) và một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là:

    A.  Thép.                         B.  Almelec.                        C.  Gang.                            D.  Đuyra.

Câu 16:  Tính lượng crom cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,72 lít  hỗn hợp chứa O2, Cl2 (đktc), biết tỉ lệ nCl2/nO2 = 1.( Biết số n Cl2= n O2)

    A.  15,6 gam.                  B.  10,4 gam.                      C. 26 gam.                          D.   5,2 gam.   

Câu 17:  Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

    A.  HCl và AlCl3.                                                       B.  CuSO4 và ZnCl2.

    C.  ZnCl2 và FeCl3.                                                    D. CuSO4 và HCl.        

Câu 18:  Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là

    A.  4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr.

    B.  4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr.

    C.  13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr.

    D.  4,05% Al; 82,48% Fe và 13,55% Cr.

Câu 19:  Khi cho Cr vào dung dịch ZnSO4 thì:

    A.  phản ứng không xảy ra.                                        B.  Cr bị oxi hóa thành Cr3+

    C.  Cr bị oxi hóa thành Cr2+                                       D.  Cr bị khử thành Cr2+ 

Câu 20:  Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch(dd): FeCl2, FeCl3, AlCl3, MgCl2 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:                           

    A.  dd HCl                                                                 B.  dd AgNO3                 

    C.  dd NaOH                                                             D.  Al

Câu 21:  Quặng chứa hàm lượng sắt lớn nhất là là:

    A.  Hematit.                                                               B.  Xiđerit.    

    C. Manhetit.                                                               D.  Pirit.      

Câu 22:  Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là

    A.  20,33%.                     B. 36,71%.                          C.  50,67%.                         D.  66,67%.

Câu 23:   Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 (to), kết thúc thí nghiệm thu được 9 gam  H2O và 22,4 gam chất rắn. % số mol của FeO có trong hỗn hợp X là:

    A. 67,67%.                      B.  66,67%.                         C.  20%.                              D.  40%.

Câu 24:  Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)

    A.  11,2.                          B.  1,4.                                C. 5,6.                                 D. 2,8.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Huyện Điện Biên. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?