TRƯỜNG THPT PHÙ ĐỔNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của ai?
A. Nhà nước. B. Công an. C. Dân tộc. D. Cộng đồng.
Câu 2. Khả năng của người đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình được gọi là người
A. có khả năng chịu trách nhiệm pháp luật.
B. có nhu cầu trách nhiệm pháp lí.
C. có ý thức chịu trách nhiệm pháp lí.
D. có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu 3. Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình mình nhưng chị G không chịu. Bố mẹ D là ông bà S ép G phải bỏ việc để chăm lo cho gia đình. Mặt khác, D còn bán xe máy riêng của G vốn là tài sản riêng trước khi lấy chồng khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để hạ uy tín ông bà S trên mạng xã hội. Ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Chỉ có anh D. B. Bà H, anh D và Y.
C. Anh D, chị G và Y. D. Ông S và bà H.
Câu 4. Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo ở Đăklăk giảm từ 19,37% xuống còn 12,81%. Chương trình 135 đã đạt tỷ lệ trên 84,78% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn; 68,4% số thôn, buôn có trục đường giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 97,83% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Kết quả đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc về
A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 5. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính dân chủ phổ biên .
C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 6. Một trong những giải pháp buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là
A. nhắc nhở, giáo dục. B. nêu cao tính tự giác.
C. tăng cường hình phạt. D. động viên, tuyên tuyền.
Câu 7. Năm 2019, hàng loạt cán bộ nhà nước có hành vi sai phạm bị xử lí kỉ luật như: Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh Giám đốc công an Tỉnh Đồng Nai, ông Bùi Trọng Đắc – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa... điều đó thể hiện bình đẳng về
A. thực hiện luật pháp. B. quyền và nghĩa vụ.
C. trách nhiệm được giao. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 8. Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện điều gì của mình theo quy định của pháp luật?
A. yêu cầu. B. Nộp thuế. C. Nghĩa vụ. D. Quyền.
Câu 9. Khẳng định nào sau đây không đúng về bình đẳng trong lao động?
A. Lao động phải được đối xử bình đẳng như nhau về điều kiện lao động và các điều kiện khác.
B. Giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, dân chủ, tự nguyện.
C. Không bị phân biệt đồi xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Lao động nữ được quan tâm đến những đặc điểm về cơ thể, sinh lí nên pháp luật có quy định cụ thể.
Câu 10. “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của
A. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng.
B. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng.
C. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 11. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thực hiện pháp luật với sự tham gia can thiệp của nhà nước?
A. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
C. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
Câu 12. Trên đường phố, tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dụng.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 13. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của
A. niềm tin. B. cơ sở tôn giáo. C. pháp luật. D. giáo lí.
Câu 14. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của
A. mọi người.
B. chủ thể vi phạm pháp luật.
C. người có hành vi không hợp đạo đức
D. chỉ những người có đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 15. Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu đã gây tai nạn làm chị M bị thương và tổn hại sức khỏe 15% và xe máy bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Kỉ luật và hành chính. B. Hình sự và dân sự.
C. Hành chính và hình sự. D. Dân sự và hành chính.
Câu 16. Người thực hiện hành vi phá hoại chính sách đoàn kết nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị truy tố về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo quy định của luật nào?
A. Hành chính. B. Kỷ luật. C. Hình sự. D. Dân sự.
Câu 17. Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm. B. khuyến khích làm.
C. quy định phải làm. D. ép buộc phải làm.
Câu 18. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
B. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước .
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Câu 19. Công ty G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hợp đồng. Quyết định của công ty G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
Câu 20. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ tải sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 21. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 16 tuổi trở lên. B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm
D. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
Câu 23. Sử dụng pháp luật là cá nhân, tổ chức chủ động
A. không làm những gì mà pháp luật cấm.
B. làm những gì mà pháp luật quy đinh.
C. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
D. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Câu 24. Hình thức thực hiện pháp luật nào có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 25. Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H. Anh K và anh M biết chuyện đã liên tục nhắn tin yêu cầu ông B đưa 20 triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị K và M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn hai anh tại quán cà phê X để giao hàng. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo cho cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông H, ông B và anh K, anh M. B. Ông H và ông B và vợ anh M.
C. Ông H và vợ chồng anh M, anh K. D. Anh K, anh M và ông H.
Câu 26. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi sử dụng pháp luật?
A. Chị M không buôn bán hàng giả, hàng nhái.
B. An lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với bản thân.
C. Bình lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân.
D. Anh Đ ứng cử vào Hội đồng nhân dân huyện.
Câu 27. Ông A nhận 100 triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng cho anh H và trả lại tiền cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đã đến nhà đập nát xe của ông A và đánh ông A trọng thương phải nằm viện điều trị 1 tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông A, bà B và ông P. B. Ông A và anh H.
C. Bà B và ông P. D. Ông A, anh H và bà B,ông P.
Câu 28. Anh Q và chị K sống li thân đã lâu. Trong thời gian chờ ly hôn, anh Q đã sống chung với chị T như vợ chồng. Thấy vậy, chị K đã chuyển mảnh đất mà hai vợ chồng mua được sang tên mình. Bực tức, anh Q đã kích động, nói xấu chị K để chị nhanh chóng ký vào đơn ly hôn. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh Q, chị K và chị T. B. Anh Q và chị K.
C. Chị K và chị T. D. Anh Q và chị T.
Câu 29. Trong các nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình thì nội dung bình đẳng nào được coi là nền tảng?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa anh, chị, em nhau.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
Câu 30. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. khả năng vượt trội. B. địa vị xã hội.
C. nhu cầu cá nhân. D. sở thích riêng biệt.
Câu 31. Một trong những nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh là
A. mọi công dân khi tham gia kinh doanh đều được miễn giảm thuế.
B. mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất cứ nghành nghề nào mình thích.
D. công dân được tự do thành lập doanh nghiệp nhưng phải nộp thuế.
Câu 32. Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách 134, 135 ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về
A. xã hội. B. chính trị. C. văn hóa. D. kinh tế.
Câu 33. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác là
A. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. tính công bằng.
C. tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. tính quy phạm phổ biến.
Câu 34. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Quyết định quy mô kinh doanh.
B. Lựa chọn và quyết định mặt hàng kinh doanh.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Kinh doanh đúng nghành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
Câu 35. Giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc
A. bình đẳng, tự do, tôn trọng lẫn nhau, không trái luật, giao kết bằng miệng.
B. tự do, tự nguyện, không vi phạm pháp luật và hai bên cùng có lợi.
C. tự do, tự nguyện, bình đẳng, và hai bên cùng có lợi, giao kết gián tiếp.
D. tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và giao kết trực tiếp.
Câu 36. Cơ cấu bộ máy nhà nước ở Trung ương và một số địa phương đều có người cán bộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó thể hiện quyền bình đẳng giữ các dân tộc trên lĩnh vực
A. chính trị. B. xã hội. C. văn hóa. D. kinh tế.
Câu 37. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ». Nội dung trên đề cập đến
A. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. công dân bình đẳng về quyền.
C. quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
D. công dân bình đẳng về nghĩa vu.
Câu 38. Quan điểm nào sau đây sai khi nói về nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
D. Tự do lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.
Câu 39. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kỳ công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
A. về hành vi vi phạm của mình theo quy định của pháp luật.
B. về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật
C. về hành vi của mình gây ra và bị xử lí hậu quả theo pháp luật.
D. về toàn bộ sai phạm của mình và bị pháp luật xử phạt tùy theo mức độ.
Câu 40. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của ai?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tiến bộ.
C. Giai cấp lãnh đạo. D. Nhân dân lao động.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Phù Đổng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.