TRƯỜNG PTDTBTTHCS NÀ HỲ TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2018-2019 Môn: Sinh học 7 Tiết 55 (Theo PPCT) Thời gian: 45’ (không kể thời gian chép đề) |
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Chọn đáp án A, B, C hoặc D cho câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Môi trường sống của ếch đồng là:
A. hoàn toàn ở nước. | B. nửa nước, nửa cạn. |
C. ở cạn. | D. trên không. |
Câu 2: Tim ếch có:
A. 1 ngăn. | B. 2 ngăn. |
C. 3 ngăn. | D. 4 ngăn. |
Câu 3: Ếch thường kiếm mồi vào thời gian nào?
A. Buổi sáng. | B. Buổi trưa. |
C. Buổi chiều. | D. Buổi tối. |
Câu 4: Cơ quan hô hấp của ếch đồng là
A. mang | B. da. |
C. phổi. | D. phổi và da. |
Câu 5: Môi trường sống của thằn lằn là
A. hoàn toàn ở nước. | B. nửa nước, nửa cạn. |
C. hoàn toàn ở cạn. | D. trên không. |
Câu 6: Tim thằn lằn có
A. 1 ngăn. | B. 2 ngăn. |
C. 3 ngăn. | D. 4 ngăn chưa hoàn toàn. |
Câu 7: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là
A. mang | B. da. |
C. phổi. | D. phổi và da. |
Câu 8: Đời sống và hoạt động của bò sát phức tạp hơn lưỡng cư vì
A. hệ tuần hoàn của bò sát phát triển hơn của lưỡng cư. |
B. hệ thần kinh của bò sát phát triển hơn của lưỡng cư. |
C. hệ bài tiết của bò sát phát triển hơn của lưỡng cư. |
D. hệ hô hấp của bò sát phát triển hơn của lưỡng cư. |
Câu 9: Chim bồ câu có hai kiểu di chuyển là
A. bay vỗ cánh và nhảy cóc. | B. bay lượn và bơi. |
C. bay vỗ cánh và bay lượn. | D. nhảy cóc và bơi. |
Câu 10: Tim chim bồ câu có
A. 2 ngăn. | B. 3 ngăn. |
C. 4 ngăn chưa hoàn toàn. | D. 4 ngăn. |
Câu 11: Đặc điểm nào của hệ hô hấp giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn?
A. Hô hấp bằng phổi và da. | B. Phổi có mạng ống khí, có túi khí. |
C. Phổi nằm trong lồng ngực. | D. Phổi to. |
Câu 12: Tập tính của chim nhiều hơn tập tính của bò sát vì
A. hệ tuần hoàn của chim phát triển hơn của bò sát. |
B. hệ bài tiết của chim phát triển hơn của bò sát. |
C. hệ thần kinh của chim phát triển hơn của bò sát. |
D. hệ hô hấp của chim phát triển hơn của bò sát. |
Câu 13: Thỏ di chuyển bằng cách
A. bơi. | B. chạy. |
C. nhảy đồng thời cả hai chân sau. | D. bay. |
Câu 14: Bộ lông mao của thỏ dày, xốp có tác dụng:
A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. |
B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường. |
C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù. |
D. Đào hang dễ dàng |
Câu 15: Cử động hô hấp của thú nhờ
A. đóng mở của nắp mang. |
B. sự nâng, hạ của thềm miệng. |
C. sự co, dãn của các cơ liên sườn. |
D. sự co, dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành. |
Câu 16: Thời gian thỏ mẹ mang thai là
A. 30 ngày. | B. 35 ngày. |
C. 40 ngày. | D. 50 ngày. |
Đáp án phần trắc nghiệm đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh năm 2019
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | C | D | D | C | D | C | B | C | D | B | C | C | A | D | A |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 7 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !