Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT Tân Châu

PHÒNG GD& ĐT TÂN CHÂU                                                                ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
                                                                                                                  NĂM HỌC: 2018-2019
                                                                                                                   MÔN: Ngữ Văn 7

                                                                                                                  ( Đề gồm 01 trang )

I. Văn – Tiếng việt: (4.0 điểm).

Cho đoạn văn sau:

"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."                                                                 

                                                                                                      (SGK, Ngữ văn 7- tập 2)

 

Câu 1: Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? ( 1.0 điểm)

Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn ? (1.0 điểm)

II. Tập làm văn: (6.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

                        .................HẾT................

             HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Văn – Tiếng việt: (4.0 điểm).

Câu 1

- Đoạn văn trích trong văn bản: "Ý nghĩa văn chương"

- Tác giả:  Hoài Thanh.    

Câu 2               

- Nội dung của đoạn văn: Tác giả nêu ra nhận định về tác dụng của văn chương. Văn chương giúp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, giúp con người hướng tới những cái đẹp của cuộc đời.     

Câu 3

 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ

- Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng của văn chương.

Câu 4

- Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

II. Tập làm văn: (6.0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.

- Dẫn câu tục ngữ.

- Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài:

* Giải thích:

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.

- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Người được hưởng thụ phải biết tri ân, gìn giữ, phát huy thành quả người làm ra chúng. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

- Tại sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây?

+ Lời nhắc nhở con người phải nhớ truyền thống nhớ ơn.

+ Đó là đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam: tạo tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ bền vững giữa con người với con người...

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ta phải làm gì?

+ Nhớ ơn, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

* Chứng minh:

Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó:

- Thờ tổ  tiên, ông bà, cha mẹ.

- Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ  hi sinh  vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa,….

- Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa.

- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến, gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

3.Kết bài

-Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

- Liên hệ bản thân

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 7 của Phòng GD&ĐT Tân Châu . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới. 

                                       ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?